Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010

UBND các huyện, thành phố Huyện Kim Bảng  
Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010

1. Các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã - hội

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Kim Bảng lần thứ XXII, từ năm 2005 - 2010, huyện tập trung vào đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nhanh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.

Tổng sản phản GDP toàn huyện phấn đấu từ năm 2001 - 2005 tăng 7,5% trở lên, từ năm 2006 - 2010 tăng 11,5%-12%. Đến năm 2005 cơ cấu kinh tế ước đạt nông nghiệp 43%, công nghiệp-xây dựng 28%, dịch vụ 29%; năm 2010 tỷ lệ đó là 32% - 35% - 33%. Phấn đấu đến năm 2005 thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 4 triệu đồng năm và đến năm 2010 đạt hơn 7 triệu đồng/năm. Đến năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 5% và đến năm 2010 xóa được hộ nghèo trên địa bàn huyện. Đến 2005 tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 1,2% và đến 2010 giảm xuống dưới 1%.

Duy trì phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; nâng cao chất lượng giáo dục. Phấn đấu đến năm 2010 các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn được công nhận đạt trường chuẩn quốc gia. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chú trọng đến mạng lới y tế cơ sở, làm tốt công tác y tế dự phòng, không để dịch bệnh xảy ra. Xây dựng nếp sống văn hóa mới trong việc cưới, tang, lễ hội. Duy trì củng cố các làng văn hóa đã được công nhận, nhân rộng làng văn hóa ra diện rộng, đảm bảo gìn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.

2. Định hướng phát triển các ngành kinh tế

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Trong những năm tới, huyện chú trọng phát triển nhanh công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp để thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực hiện tốt các chính sách khuyến khích đầu tư để thu hút mọi thành phần kinh tế đầu tư, mở rộng sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng. Đồng thời, huyện cũng huy động vốn để hoàn chỉnh các Khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, khôi phục và phát triển các làng nghề hiện có, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn.

Nông - lâm - thủy sản

Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất để tăng nhanh giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác. Thực hiện chuyển dịch nhanh cơ cấu cây trồng, vật nuôi sang mô hình sản xuất có hiệu quả: kết hợp trồng lúa với các cây ăn quả có giá tri và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế trang trại. Cải tạo đàn gia súc, gia cầm, ưu tiên các con nuôi đặc sản có ưu thế của địa phương như dê, ong, bò sữa...

Thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, tiếp tục thực hiện các dự án trồng rừng, trồng cây phân tán ở các xã, nơi công cộng để vừa cải thiện môi trường sinh thái vừa đem lại hiệu quả kinh tế.

Thương mại - dịch vụ - du lịch

Phát triển mạng lưới thương mại nhiều thành phần, quy hoạch đầu tư nâng cấp mạng lưới chợ và các điểm thương mại đảm bảo phục vụ tốt cho việc giao lưu mua bán nông sản cho nông dân. Tiềm năng du lịch của Kim Bảng là rất lớn với nhiều loại hình du lịch tín ngưỡng, tâm linh, dụ lịch sinh thái... với khu du lịch Ngũ Động Sơn - chùa Bà Đanh. Khu du lịch hồ Tam Trúc - Ba Sao với quy mô khoảng 390 ha đang được xây dựng, quy hoạch chi tiết thành 3 khu: khu trung tâm du lịch và nghỉ dưỡng sinh thái, khu làng văn hóa du lịch và khu nghỉ sinh thái. Tôn tạo hệ thống đền, chùa được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa: đền Ba Dân (Tân Sơn), đền bà Lê Chân (Thanh Sơn), đền Trúc (Thi Sơn)... Xây dựng chương trình xúc tiến thương mại, sản xuất cây hàng hóa như cây lạc, dưa chuột bao tử, sản phẩm xuất khẩu, quảng bá thương hiệu: gốm Quyết Thành, tôm càng xanh ở xã Khả Phong...