Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh

Văn hóa - Xã hội Thành tựu giáo dục nổi bật  
Quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh
Ngày 12/12/2012, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 31/2012/QĐ-UBND quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Theo đó quyết định quy định:
1. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT): Là cơ quan chịu trách nhiệm trước UBND cấp tỉnh về quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh; cấp giấy phép và trực tiếp quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm chương trình cấp THPT; thông báo công khai nơi tiếp công dân tại trụ sở cơ quan và điện thoại dùng cho việc tiếp nhận ý kiến phản ánh về dạy thêm, học thêm để quản lý; tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan tổ chức phổ biến, thanh tra, kiểm tra về nội dung dạy thêm, học thêm; phòng ngừa và xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.
2. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành liên quan: Phối hợp, tham gia thanh tra, kiểm tra về những nội dung có liên quan theo quy định này trên cơ sở đề nghị của Sở GD&ĐT.
3. Trách nhiệm của UBND huyện, thành phố: Cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm học thêm hoặc uỷ quyền cho Phòng GD&ĐT cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm theo quy định; chỉ đạo các ngành có liên quan phối hợp với phòng GD&ĐT để thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn để phát hiện các sai phạm, kịp thời xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý; chỉ đạo UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận vào hồ sơ xin cấp hoặc gia hạn giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm cho các tổ chức và cá nhân có đủ điều kiện.
4. Trách nhiệm của UBND xã, phường, thị trấn: Đề xuất, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, quản lý, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn. 
5. Trách nhiệm của Phòng GD&ĐT: Là cơ quan chịu trách nhiệm trước UBND huyện, thành phố về quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn; cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm theo quy định (nếu được UBND huyện ủy quyền); thông báo công khai nơi tiếp công dân tại trụ sở cơ quan và điện thoại dùng cho việc tiếp nhận ý kiến phản ánh về dạy thêm, học thêm để quản lý; thực hiện sự chỉ đạo của UBND huyện, thành phố tổ chức hoặc phối hợp với các ban ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra nội dung dạy thêm, học thêm; phát hiện và xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm...
6. Trách nhiệm của hiệu trưởng và thủ trưởng các cơ sở giáo dục: Tổ chức quản lý và kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường; bảo đảm các điều kiện quy định về hoạt động dạy thêm, học thêm và quyền lợi của người học thêm, người dạy thêm; tạm dừng hoặc chấm dứt việc dạy thêm của người dạy thêm nếu vi phạm quy định chuyên môn hoặc không đảm bảo quyền lợi của người học hoặc vi phạm quy định dạy thêm, học thêm; quản lý, tổ chức việc dạy và học chính khóa, đảm bảo các nguyên tắc dạy thêm, học thêm; tổ chức xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân về việc thực hiện dạy thêm, học thêm đối với các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị quản lý theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo; chịu trách nhiệm về chất lượng dạy thêm, học thêm, quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, kinh phí dạy thêm, học thêm trong nhà trường.
7. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường: Thực hiện Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT và Quy định của UBND tỉnh về dạy thêm, học thêm và các quy định khác có liên quan của pháp luật; quản lý và đảm bảo quyền lợi của người học thêm, người dạy thêm; quản lý, lưu giữ và xuất trình khi được thanh tra, kiểm tra hồ sơ dạy thêm, học thêm bao gồm: hồ sơ cấp giấp phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm, danh sách người dạy thêm, danh sách người học thêm, thời khóa biểu dạy thêm, đơn xin học thêm, hồ sơ tài chính theo quy định hiện hành; chịu sự thanh tra, kiểm tra của chính quyền, của cơ quan có trách nhiệm quản lý giáo dục các cấp trong việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm./.