Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Ủy ban Nhân dân huyện Duy Tiên

UBND các huyện, thành phố Huyện Duy Tiên  
Ủy ban Nhân dân huyện Duy Tiên

I. THÔNG TIN VỀ UBND HUYỆN DUY TIÊN

1. Thông tin về cơ quan

Tên cơ quan: Ủy ban nhân dân huyện Duy Tiên

Địa chỉ: Thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên, Hà Nam.

Điện thoại: 0351.830013; Fax: 0351.832280

2. Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý

- Huyện Duy Tiên nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Nam, là cửa ngõ phía Nam thủ đô Hà Nội. Huyện lỵ Hoà Mạc cách thành phố Phủ Lý 20 km, có diện tích tự nhiên 13.765,80 ha bằng 16,01% diện tích tự nhiên của tỉnh, nằm trong tọa độ địa lý từ 105053’26” đến 106002’43” vĩ độ Bắc và 20032’37” đến 20032’37” kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.

- Phía Đông giáp huyện Lý Nhân và tỉnh Hưng Yên.

- Phía Nam giáp thành phố Phủ Lý, huyện Thanh Liêm và huyện Bình Lục.

- Phía Tây giáp huyện Kim Bảng.

- Đơn vị hành chính: 19 xã, 2 thị trấn.

- Dân số : Tính đến ngày 31/12/2007: 133.090 người.

- Thị trấn Hòa Mạc là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện, nằm trên tuyến Quốc lộ 38 nối liền Duy Tiên với huyện Kim Bảng, thị xã Hưng Yên. Đặc biệt, trung tâm huyện nằm gần sông Hồng nên rất thuận tiện cho giao lưu với các địa phương khác bằng đường thủy và đường bộ. Ngoài ra, huyện còn có thị trấn Đồng Văn nằm trên trục đường quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc - Nam. Hiện nay, khu công nghiệp tập trung của tỉnh đang được đầu tư xây dựng ở địa bàn thị trấn Đồng Văn và một phần của các xã Duy Minh, Bạch Thượng.

Duy Tiên là quê hương giàu truyền thống cách mạng: Năm 2002 cán bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Duy Tiên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.

b) Địa hình

Huyện có địa hình đặc trưng của vùng đồng bằng thuộc khu vực châu thổ Sông. Nhìn chung địa hình của huyện khá thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa và cây vụ đông. Địa hình của huyện được chia thành 2 tiểu địa hình.

- Vùng ven đê sông Hồng và sông Châu Giang bao gồm các xã Mộc Bắc, Mộc Nam, Châu Giang, Chuyên Ngoại, Trác Văn, Yên Nam, Đọi Sơn...có địa hình cao hơn, đặc biệt là khu vực núi Đọi, núi Điệp thuộc các xã Đọi Sơn và Yên Nam..

- Vùng có địa hình thấp bao gồm các xã nội đồng như Tiên Nội, Tiên Ngoại, Tiên Tân, Yên Bắc chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của huyện cao độ phổ biến từ  1,8 - 2,5 m, địa hình bằng phẳng, xen kẽ là các gò nhỏ, ao, hồ, đầm.

c) Khí hậu

Duy Tiên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, thuộc tiểu khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam. Với các đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nắng và bức xạ mặt trời lớn thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng, vật nuôi và tạo điều kiện tốt cho thâm canh tăng vụ. Tuy nhiên, sự biến động mạnh mẽ với nhiều hiện tượng thời tiết như bão, dông, lượng mưa tập trung theo mùa ... kết hợp với địa hình thấp gây ra ngập úng cục bộ một số vùng đòi hỏi phải có biện pháp phòng tránh kịp thời.

d) Thuỷ văn

Duy Tiên có mạng lưới sông, ngòi tương đối dày đặc với 3 con sông lớn chảy qua là sông Hồng, sông Châu Giang và sông Nhuệ:

- Sông Hồng có lượng nước khá dồi dào là nguồn cung cấp nước chính cho tỉnh Hà Nam qua sông Nhuệ và các trạm bơm, cống ven sông. Chiều dài sông chạy qua huyện 12 km tạo thành ranh giới tự nhiên giữa huyện Duy Tiên với tỉnh Hưng Yên. Hàng năm sông bồi đắp một lượng phù sa tươi tốt cho diện tích đất ngoài đê bối và cho đồng ruộng qua cống lấy nước tưới Mộc Nam dưới đê sông Hồng.

- Sông Duy Tiên đi qua địa phận huyện từ Bạch Thượng qua đập Phúc ra sông Châu Giang và nối với sông Đáy tại Phủ Lý dài 28 km, đồng thời là ranh giới tự nhiên với huyện Thanh Liêm, Bình Lục, Lý Nhân. Trên sông có cống điều tiết Điệp Sơn làm nhiệm vụ tưới tiêu cho các vùng đất trong huyện.

- Sông Nhuệ là sông đào nối sông Hồng tại Hà Nội qua tỉnh Hà Tây và hợp lưu với sông Đáy tại Phủ Lý. Đoạn qua Duy Tiên dài 13 km, sông có tác dụng tiêu nước nội vùng đổ ra sông Đáy vào mùa mưa và tiếp nước cho sản xuất vào mùa khô.

Ngoài 3 sông chính, huyện còn có mạng lưới các sông ngòi nhỏ với các ao, hồ, đầm là nguồn bổ sung và dự trữ rất quan trọng khi mực nước các sông chính xuống thấp, đặc biệt vào mùa khô hạn.

Nhìn chung mật độ sông ngòi của huyện khá dày và đều chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Do địa hình bằng phẳng, độ dốc của các sông nhỏ nên khả năng tiêu thoát nước chậm. đặc biệt vào màu lũ, mực nước các con sông chính lên cao cùng với mưa lớn tập trung thường gây ngập úng cục bộ cho vùng có địa hình thấp trũng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

3. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

a) Tài nguyên đất

Duy Tiên có diện tích tự nhiên 13.765,80 ha. Đất đai trong huyện chủ yếu được hình thành do quá trình bồi lắng của phù sa hệ thống sống Hồng và sông Châu Giang. Theo nguồn gốc phát sinh có thể chia đất đai của huyện thành 3 nhóm chính:

Nhóm Đất phù sa, với 6.679,0 ha (48,55% diện tích tự nhiên) đóng vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp. Đây là loại đất phân bố hầu hết ở các xã trong huyện, loại đất này được sử dụng với nhiều cơ cấu cây trồng cũng như chế độ canh tác khác nhau.

Đất phù sa được chia ra thành 4 loại đất chính sau:

Đất phù sa glây có 2.233,0 ha (16,23% diện tích tự nhiên và 33,43% diện tích của nhóm); Đất phù sa có tầng biến đổi có 662 ha (4,81% diện tích tự nhiên và 9,91% diện tích của nhóm); Đất phù sa chua có 2.159,0 ha (15,69% diện tích tự nhiên và 32,33% diện tích của nhóm) và Đất phù sa ít chua có 1.625,0 ha (11,81% diện tích tự nhiên và 24,33% diện tích của nhóm).

Cùng với nhóm Đất phù sa, nhóm Đất glây cũng có ảnh hưởng quan trọng tới sản xuất nông nghiệp. Đất glây có 1.839,0 ha (13,37% diện tích tự nhiên) được chia ra thành 2 loại đất:  gất glây sẫm mầu có 79 ha (0,57% diện tích tự nhiên và 4,30% diện tích của nhóm) và Đất glây chua có 1.760,0 ha (12,79% diện tích tự nhiên và 95,70% diện tích của nhóm).

Loại Đất glây được sử dụng chính với mục đích trồng lúa, một vài nơi kết hợp nuôi trồng thủy sản.

Nhóm Đất tầng mỏng có diện tích nhỏ, không đáng kể.

Đất đai huyện Duy Tiên có địa hình tương đối bằng phẳng, hàm lượng các chất dinh dưỡng ở mức trung bình khá là một trong những điều kiện thuận lợi cơ bản để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng và bền vững trên cơ sở áp dụng các tiến bộ về khoa học, kỹ thuật.

b) Tài nguyên nước

Tài nguyên của nước của huyện Duy Tiên được nhìn nhận và đánh giá trên cơ sở nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm.

- Nguồn nước mặt:

 Chủ yếu là nước sông, hồ, ao, trong đó: sông Hồng, sông Châu Giang và sông Nhuệ là nguồn cung cấp nước chính. Về mùa mưa do ảnh hưởng của mưa lớn tập trung gây ra tình trạng ngập úng cục bộ đối với những vùng đất thấp trũng. Mặt khác huyện còn có mạng lưới kênh rạch nhỏ và ao, hồ khá dày đặc là nguồn cung cấp, dự trữ quan trọng khi mực nước các sông chính xuống thấp, đặc biệt là vào mùa khô. Ngoài ra lượng nước mưa hàng năm cũng là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt nhân dân.

- Nguồn nước ngầm:  

Qua khảo sát ban đầu cho thấy huyện có nguồn nước ngầm khá dồi dào ở độ sâu dễ khai thác. Nồng độ sắt trong nước khá cao và có xu hướng tăng dần theo hướng từ Đông sang Tây. Từ năm 1993 đến nay được tổ chức UNICEF viện trợ, nhân dân trong huyện thường khoan giếng lấy nước ở độ sâu từ 50-150m.

Nói chung, nguồn nước của huyện dồi dào và dễ khai thác đưa vào sử dụng. Chất lượng nước mặt khá tốt, nước ngầm nếu khai thác đưa vào sử dụng phải qua quá trình xử lý làm sạch.

c) Tài nguyên khoáng sản

Vùng đất ven sông Châu Giang có các mỏ sét ruộng ở độ sâu từ 0,5 - 1,5 m, có thể khai thác sử dụng làm vật liệu xây dựng. Ngoài ra một số xã nằm ven sông Hồng còn có thể khai thác đất VLXD, cát phục vụ cho xây dựng, san lấp.

II. THÔNG TIN VỀ LÃNH ĐẠO HĐND - UBND HUYỆN

1. Ông Chu Tiến Hiệp - Chủ tịch HĐND huyện

- Sinh ngày: 28 tháng 7 năm 1949

- Trình độ chuyên môn: Đại học Nông nghiệp

- Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp

- Địa chỉ nhà riêng:  Đọi Sơn - Duy Tiên - Hà Nam

- Số điện thoại cơ quan:  0351.830.020

 Di động: 0913289277.   NR : 0351.838.459

2. Ông Phạm Tư Lành - TUV - Chủ tịch UBND huyện

- Sinh ngày: 06 tháng 01 năm 1960

- Trình độ chuyên môn: Đại học Xây dựng

- Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp

- Trình độ quản lý hành chính nhà nước: Cử nhân

- Địa chỉ nhà riêng: phố Khánh Hoà - Thị trấn Hoà Mạc

- Số điện thoại cơ quan:  0351.830.121

Di động: 0913.386.800    NR : 0351.830.267

3. Ông Phạm Hồng Thanh - Phó Chủ tịch HĐND huyện

- Sinh ngày: 23 tháng 12 năm 1966

- Trình độ chuyên môn: Đại học Thủy Lợi

- Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp

- Trình độ quản lý hành chính nhà nước: Cử nhân

- Địa chỉ nhà riêng : Thôn Trì Xá - xã Châu Giang

- Số điện thoại: Cơ quan  0351.830.123

Di động: 0913.289.480           

4. Ông Nguyễn Đức Vượng - Phó Chủ tịch T.T UBND huyện

- Sinh ngày: 19 tháng 2 năm 1965

- Trình độ chuyên môn: Đại học Công đoàn, Đại học Luật

- Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp

- Địa chỉ nhà riêng: 104 Thịnh Hoà - thị trấn Hoà Mạc

- Số điện thoại: Cơ quan  0351.830.120

Di động: 0915.016.458    NR : 0351.830.969

5. Bà  Nguyễn Thị Tâm - Phó Chủ tịch UBND huyện

- Sinh ngày: 03 tháng 2 năm 1955

- Trình độ chuyên môn: Đại học Luật

- Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp

- Địa chỉ nhà riêng:  phố Khánh Hoà - Hoà Mạc

- Số điện thoại: Cơ quan  0351.831.589

Di động: 0913.027.712    NR: 0351.830.764