Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Vai trò của thông tin và truyền thông đối với người dân Hà Nam

Tin theo lĩnh vực Thông tin và truyền thông  
Vai trò của thông tin và truyền thông đối với người dân Hà Nam
Thông tin và truyền thông là một nhu cầu không thể thiếu của con người trong thời hội nhập hiện nay. Đặc biệt vai trò của thông tin và truyền thông đã phát triển mạnh đến vùng nông thôn, góp phần quan trọng trong chương trình mục tiêu quốc gia về việc thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Trong quá trình phát triển của nông thôn, thông tin và truyền thông giúp nông dân có thể học hỏi cách làm ăn, tìm nơi tiêu thụ sản phẩm từ những thông tin trên mạng để nâng cao giá trị cuộc sống. Đưa thông tin nông nghiệp nói chung và những thông tin khác giúp nông dân cải thiện cuộc sống dựa trên nhu cầu của họ, điều này cũng giúp nông dân làm giàu lên từ nông nghiệp. Qua những thông tin trên các trang thông tin điện tử, người làm nông nghiệp có cơ hội tiếp cận với nhiều tài liệu, ấn phẩm tham khảo trên các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật. Nhờ Internet mà nhiều người nông dân đã giàu lên từ những mô hình sản xuất mà họ học được từ trên mạng, có cái nhìn nhạy bén hơn và mạnh dạn hơn trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại địa phương, nắm bắt được những kỹ thuật mới, giá cả thị trường, các mô hình sản xuất giỏi đạt hiệu quả cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.

Đời sống của người dân ở vùng nông thôn tỉnh Hà Nam có sự thay đổi rõ rệt. Người nông dân đã rút ngắn khoảng cách số vì nhờ thông tin và truyền thông họ đã tiếp cận và chia sẻ kiến thức, thông tin về lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi và các vấn đề khác của phát triển nông thôn như giáo dục, đào tạo, dịch vụ và thương mại điện tử... Hà Nam có 97 điểm bưu điện văn hóa xã trên 116 xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh. Các điểm bưu điện văn hóa xã đã trở thành quen thuộc, một công cụ cần thiết của nhiều người dân Hà Nam muốn tìm kiếm thông tin. Trước đây, người dân chỉ tiếp cận thông tin qua báo, đài phát thanh, truyền hình, không thể chủ động tìm kiếm thông tin cần thiết cho mình và mất rất nhiều thời gian. Ngày nay, nhờ những chiếc máy tính, điện thoại họ đã có thể tiết kiệm được thời gian cho công việc thường ngày. Với đặc thù, tỷ lệ cao dân số của tỉnh sống bằng nghề nông thì việc nối mạng Internet đã giúp ích cho người dân rất nhiều. Tại các thôn, xóm nhà nhà có ti vi xem chương trình bằng cáp quang, đâu đâu cũng có mạng kết nối Internet. Những người bán hàng ở các chợ vùng quê hầu hết đều có máy điện thoại, lúc rảnh rỗi vào trang mạng xã hội facebook để trao đổi thông tin; đọc thông tin trên các trang thông tin điện tử. Điều đó cho thấy thông tin và truyền thông từng bước đã lan tỏa đến vùng nông thôn Hà Nam, tạo cho đời sống của nông dân mở mang trí thức, thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và thành thị.

Người dân Hà Nam hầu hết sống bằng nghề nông nghiệp, chuyện phân, thuốc hay thức ăn gia súc làm giả thì bây giờ không phải lo lắng vì có thông tin trên đài phát thanh, kênh truyền hình và các phương tiện thông tin khác luôn cảnh báo, hướng dẫn cho nông dân phân biệt đâu là phân, thuốc giả, đâu là phân, thuốc thật.

Nhưng để đưa được thông tin và truyền thông về nông thôn, cần thực hiện đồng bộ một loạt giải pháp. Cùng với việc hiện đại hóa hạ tầng thông tin và truyền thông tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận dịch vụ thông tin và truyền thông nhanh hơn, rẻ hơn ... cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; động viên, phát triển mạnh mẽ phong trào thanh niên, sinh viên, học sinh tình nguyện phổ cập thông tin và truyền thông cho nông dân. Việc tạo các phần mềm ứng dụng, các nội dung số, phát triển nội dung thông tin cần thiết, phù hợp, nhanh chóng triển khai các chương trình, đề tài nghiên cứu, xây dựng các giải pháp công nghệ và triển khai mô hình thông tin và truyền thông phù hợp với từng khu vực nông thôn.​