Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Thông tin chi tiết

Thông tin trả lời
<div class=ExternalClass5552BD0B0A504F989019B9A30D78DCB4>Tôi là giáo viên THPT ở Bình Lục đã nghỉ sinh con và hiện đi làm được 6 tháng hiện nay cháu nhà tôi đã được 10 tháng vậy mà tôi vẫn chưa nhận được chế độ BH hiểm thai sản. Hỏi kế toán ở trường thì được trả lời BH huyện chưa chuyển xuống nên chưa lấy được. Vậy tôi xin hỏi thời gian lấy chế độ bảo hiểm thai sản là bao lâu? Số tiền được hưởng là bao nhiêu? Có người ở trường tôi đã sinh cháu được 2 năm rồi mà hiện đang được hưởng lương bậc 3 ( hệ số 3,0) mà mới lấy được 7 triệu, chúng tôi không có thông tin gì về việc chi trả bảo hiểm với mình mong cán bộ phòng BHXH trả lời giúp. </div>
Nguyễn Thị Hoa
0167893465
Bình Lục , Hà Nam
11/03/2011

Vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin trả lời như sau:

* Quy định của Nhà nước về việc thực hiện chế độ thai sản khi sinh con:

- Tại khoản 2 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội quy định điều kiện để hưởng chế độ thai sản khi sinh con: người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con.

- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội, khoản 1 Điều 15 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con được quy định như sau:

+ 4 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường;

+ 5 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kể cả làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở những nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên;

+ 6 tháng đối với lao động nẽ là người tàn tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên.

          + Trường hợp sinh một lần từ 2 con trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc nêu trên thì tình từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con lao động nữ được nghỉ thêm 30 ngày.

- Theo quy định tại Khoản 5 Mục II Phần B Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động - TB và XH thì mức hưởng chế độ thai sản khi nghỉ việc sinh con được tính theo công thức sau:

 

Mức hưởng khi nghỉ việc sinh con hoặc nuôi con nuôi

=

Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc

x

Số tháng nghỉ việc sinh con hoặc nghỉ nuôi con nuôi theo chế độ

- Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội, khoản 3 Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23/9/2008 bổ sung khoản 8 mục II phần B thông tư số 03/2007TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - TB và XH quy định khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi ngoài thời gian nghỉ việc, người lao động còn được hưởng trợ cấp một lần bằng 02 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.

- Khoản 6 Mục II Phần B thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 quy định trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, người lao động nếu không hưởng tiền lương, tiền công tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

* Thủ tục thực hiện chế độ thai sản:

- Theo quy định tại Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Bảo hiểm xã hội là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện theo quy định của pháp luật.

Theo nội dung trình bầy để biết rõ hơn quy định về thời gian giải quyết chế độ thai sản đề nghị bạn liên hệ với cơ quan Bảo hiểm xã hội.

Thống kê Hỏi - Đáp
Tổng số câu hỏi:5977
Câu hỏi mới nhận:0
Câu hỏi đang trả lời:14
Câu hỏi đã trả lời:5963
Lĩnh vực được quan tâm nhất
  • Đấu thầu, mua sắm công
  • Doanh nghiệp
  • Đấu thầu, mua sắm công
  • Doanh nghiệp
  • Đấu thầu, mua sắm công
  • Doanh nghiệp