Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Thông tin chi tiết

Thông tin trả lời
<div class=ExternalClass98ED166E2C5740D59812CA50D8F3D960>Chào các anh chị. Các anh chị có thể cho tôi hỏi về tình hình chăn nuôi lợn tại tỉnh ta hiện nay và kế hoạch cho các năm tới là như thế nào? Các chính sách trong chăn nuôi</div>
Trịnh Quang Đại
01683616626
Thanh Hương, Thanh Liêm, Hà Nam
04/04/2011
Vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin trả lời như sau: I. Tình hình chăn nuôi lợn tỉnh Hà Nam hiện nay: 1. Hình thức chăn nuôi Chăn nuôi Hà Nam hiện nay tồn tại duới ba hình thức gồm: chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán trong dân theo truyền thống; chăn nuôi quy mô vừa tập trung kiểu gia trại và chăn nuôi quy mô lớn. a. Chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, phân tán. Đây là phương thức chăn nuôi đang tồn tại ở hầu khắp các huyện, xã trong toàn tỉnh; chăn nuôi lợn chiếm 59,8 % về đầu con nhưng sản lượng chỉ chiếm khoảng 40 - 50 % tổng sản lượng ngành chăn nuôi sản xuất của cả tỉnh; Quy mô chăn nuôi dao động từ 1-20 con ; chủ yếu được xây dựng gần nhà với diện tích hẹp. Thức ăn tận dụng các sản phẩm nông nghiệp sản xuất và khai thác tại chỗ (làm đậu, nấu rượu, …); con giống chủ yếu là giống lai có tỷ lệ máu nội cao (F1: nội x ngoại); năng suất chăn nuôi thấp. b. Chăn nuôi quy mô vừa kiểu gia trại phân tán. Phương thức chăn nuôi này phát triển mạnh trong những năm gần đây, quy mô chăn nuôi phổ biến là từ 10-30 lợn nái hoặc 10-50 lợn thịt có mặt thường xuyên; Chuồng trại đã được xây dựng kiên cố hơn, diện tích khá hơn, được xây dựng gần nhà ở trong khu dân cư hoặc xây dựng riêng biệt (đối với các khu đa canh chuyển đổi). Ngoài các phụ phẩm nông nghiệp thì có khoảng 40% thức ăn công nghiệp được sử dụng cho lợn. Chất lượng con giống khá hơn chủ yếu là con lai có từ 50-75% máu ngoại trở lên. Công tác thú y và chuồng trại chăn nuôi đã được coi trọng hơn chăn nuôi truyền thống; năng suất chăn nuôi đã có tiến bộ. c. Chăn nuôi tập trung kiểu trang trại Phương thức chăn nuôi này chiếm khoảng 0,94% về đầu con lợn và sản lượng thịt lợn. Quy mô từ 50 - 600 lợn nái hoặc 100-1500 lợn thịt có mặt thường xuyên. Hoàn toàn sử dụng thức ăn công nghiệp, con giống chủ yếu là lợn ngoại 2 máu hoặc 3 máu. Các công nghệ chuồng trại như: chuồng lồng, chuồng sàn, chuồng có hệ thống làm mát và hệ thống sưởi ấm, hệ thống máng ăn, máng uống tự động,… đã đựơc áp dụng; năng suất chăn nuôi cao, sản lượng đồng đều, chất lượng tốt như công ty TNHH Hoàn Dương, Công ty TNHH Tuấn Hiền… 2. Qui mô chăn nuôi: Theo số liệu thống kê năm 2010 tổng đàn lợn: 367.750 con. Trong đó: đàn lợn nái là 70.458 con; lợn thịt là 296.555 con; lợn đực giống: 737 con; lợn thịt xuất chuồng: 751.589 con. Toàn tỉnh có 20.144 hộ chăn nuôi lợn quy mô từ 5 con trở lên, trong đó nuôi 5-10 con/hộ chiếm 44,8%, nuôi từ 11-20 con/hộ chiếm 33%, nuôi từ 21-50con/hộ chiếm 14%, nuôi từ 51-100con/hộ chiếm 8%, nuôi từ 100 con /hộ chiếm 0,4%. Bảng 1. Quy mô đàn lợn nuôi trong nông hộ: Huyện Quy mô đàn (con) Tổng 5-10 con 11-20 con 21-50 con 51-100 con >100 con Lý Nhân 1356 hộ 1436 hộ 624 hộ 478 hộ 20 hộ 3914 hộ Bình Lục 1255 hộ 1037 hộ 708 hộ 521hộ 24 hộ 3545 hộ Duy Tiên 957 hộ 1139 hộ 546 hộ 215 hộ 6 hộ 2863 hộ Kim Bảng 2013 hộ 1555 hộ 521 hộ 185 hộ 15 hộ 4289 hộ Thanh Liêm 3428 hộ 1428 hộ 370 hộ 200 hộ 4 hộ 5430 hộ Phủ Lý 50 hộ 37 hộ 16 hộ 103 hộ Tổng 9.009 hộ 6.645 hộ 2.806 hộ 1.615 hộ 69 hộ 20.144 hộ Ở tỉnh ta hình thức chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, phân tán là chủ yếu gây ô nhiễm môi trường và không có sản phẩm hàng hóa tập trung chất lượng cao. 3. Sản xuất giống: - Phát triển mạnh đàn lợn nái ngoại trong toàn tỉnh. Nâng cao chất lượng trại giống lợn nái ngoại ông bà. Tạo điều kiện cho công ty, các doanh nghiệp và cá nhân liên doanh liên kết sản xuất giống. Phát triển đàn lợn nái ngoại, nái lai đạt số lượng 90.000 con, hàng năm sản xuất từ 1,4-1,6 triệu con lợn giống nuôi thịt. Phấn đấu đến năm 2015 đàn lợn nái ngoại đạt 25% tổng đàn nái. Lợn lai hướng nạc đạt 90-95% tổng đàn. - Tăng cường quản lý chất lượng đàn lợn đực giống nhảy trực tiếp nuôi trong nông hộ để chọn lọc khoảng 1620 con lợn đực ngoại thuần, ngoại lai chất lượng tốt cho nhân giống, kiên quyết thải loại đực giống có chất lượng kém. Tổ chức sản xuất hằng năm từ 37-42 ngàn liều tinh lợn ngoại, phấn đấu đến năm 2015 có 80% tổng đàn nái được nhân giống bằng lợn đực giống chất lượng cao. 4. Chuồng trại và công nghệ chăn nuôi Số trang trại chăn nuôi quy mô lớn đã áp dụng hệ thống chuồng trại tiên tiến, hiện đại, công nghệ cao như xa khu dân cư, sử dụng chuồng kín, hệ thống thông gió điều hòa, có hệ thống xử lý chất thải, máng ăn, máng uống tự động… Còn 1 số gia trại xây dựng chuồng nuôi theo kiểu chuồng hở Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chuồng trại chưa đảm bảo vệ sinh môi trường. 5. Thú y Về dịch bệnh: không xảy ra các ổ dịch lớn, tuy nhiên bệnh lở mồm long móng, tai xanh có xuất hiện ở 1 số điểm, đã được phát hiện và dập tắt kịp thời. Công tác thú y được quan tâm đầu tư, tổ chức tốt các đợt tiêm phòng định kỳ, cơ bản khống chế được các bệnh truyền nhiễm. Song việc quản lý dịch bệnh trên đàn lợn còn gặp nhiều khó khăn do phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ nên việc khống chế dịch bệnh còn hạn chế. II. Định hướng phát triển chăn nuôi trong những năm tiếp theo 1. Mục tiêu chung: - Phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, hiệu quả, bền vững, đảm bảo vệ sinh môi trường sinh thái, an toàn thực phẩm - Tăng nhanh giá trị thu nhập, tạo việc làm có thu nhập ổn định cho nông dân 2. Mục tiêu cụ thể - Giữ ổn định số lượng đàn lợn, đến năm 2015 cơ bản hình thành các khu chăn nuôi tập trung chuyên lợn - Phát triển nhanh đàn lợn nạc có năng suất chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng. - Đàn lợn tăng 0,5-1%/năm; đến năm 2015 tổng đàn có 503.000 con. Số con lợn thịt xuất chuồng là 803.000 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng: 53.000 tấn, trọng lượng lợn xuất chuồng bình quân từ 70kg/con trở lên, tỷ lệ nạc đạt từ 42-52%, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm thịt lợn đủ tiêu chuẩn xuất khẩu./.
Thống kê Hỏi - Đáp
Tổng số câu hỏi:5980
Câu hỏi mới nhận:0
Câu hỏi đang trả lời:14
Câu hỏi đã trả lời:5966
Lĩnh vực được quan tâm nhất
  • Đấu thầu, mua sắm công
  • Doanh nghiệp
  • Đấu thầu, mua sắm công
  • Doanh nghiệp
  • Đấu thầu, mua sắm công
  • Doanh nghiệp