Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Triển khai thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố ...

Tin tức sự kiện Tin giải quyết khiếu nại, tố cáo  
Triển khai thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Ngày 7/3, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh đã chủ trì cuộc họp triển khai Chỉ thị 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

​Theo Chỉ thị, trong thời gian qua, để phát huy vai trò của nhân dân trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, góp ý, phê bình, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực trong cán bộ đảng viên, Đảng và Nhà nước đã ban hành, triển khai thực hiện một số chủ trương, quy định có liên quan đến bảo vệ người tố cáo và đạt được kết quả bước đầu. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn những hạn chế, bất cập như: Lộ, lọt thông tin của người tố cáo; không ít trường hợp người tố cáo không được bảo vệ, bị trả thù, trù dập; các hành vi trả thù chưa được phát hiện, xử lý nghiêm; việc biểu dương, khen thưởng người tố cáo đúng chưa được quan tâm; cán bộ, đảng viên và người dân chưa an tâm, ngại đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, góp ý, phê bình cán bộ, đảng viên vi phạm.
Để khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu phải nêu cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ người tố cáo thuộc phạm vi mình phụ trách; sâu sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, uốn nắn lệch lạc trong quá trình thực hiện của cấp dưới; chịu trách nhiệm trước cấp trên và bị xử lý trách nhiệm nếu buông lỏng lãnh đạo, quản lý, không làm hết thẩm quyền để xẩy ra tình trạng người dân, cán bộ, đảng viên thuộc phạm vi phụ trách bị trả thù, trù dập khi tố cáo, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; cần xác định rõ việc bảo vệ người tố cáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trước hết là của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và cơ quan chức năng ở các cấp; tiếp tục hoàn thiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ người tố cáo; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đối với công tác bảo vệ người tố cáo; củng cố, kiện toàn, đề cao trách nhiệm, đạo đức công vụ, ý thức kỷ luật cho đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, các cơ quan, đơn vị  có chức năng bảo vệ người tố cáo, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan này thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn không để xẩy ra các hành vi trả thù, trù dập người tố cáo; đẩy mạnh phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với hành vi trả thù, trù dập người tố cáo, bảo chế người bị tố cáo; người lợi dụng quyền phản ánh, tố giác, tố cáo để bôi nhọ, vụ khống, thông tin sai sự thật, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của các tổ chức, cá nhân liên quan, gây mất đoàn kết nội bộ; động viên, khen thưởng kịp thời người tố cáo đúng, cơ quan tổ chức làm tốt công tác bảo vệ người tố cáo; Ban Cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu đánh giá các quy định hiện hành về khen thưởng người tố cáo để sửa đổi, bổ sung theo thảm quyền hoặc tham mưu, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi bổ sung cho phù hợp; các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tích cực phát hiện, đấu tranh với những biểu hiện bao che các hành vi tham nhũng, lãng phí, những hành vi trả thù, trù dập người tố cáo; ủng hộ bảo vệ người tố cáo; phê phán những hành vi vu khống, tố cáo sai sự thật...
Để triển khai Chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Ban Cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Cán sự Đảng các bộ, ngành liên quan khẩn trương nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều Luật Tố cáo quy định bảo vệ người tố cáo, chế tài xử lý vi phạm trách nhiệm bảo vệ người tố cáo; nghiên cứu, đề xuất xây dựng văn bản quy định bảo vệ người phản ánh, kiến nghị, cung cấp thông tin về những hành vi có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của cán bộ, công chức; ban hành Thông tư hướng dẫn thẩm quyền, trình tự thủ tục, biện pháp bảo vệ bí mật thông tin người tố cáo.
img_20190307_151148.jpg


Phát biểu kết luận,  Phó Tổng Thanh tra Chính phủt Nguyễn Văn Thanh đề nghị Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Tố cáo tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị định theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 27; tham mưu với Tổng Thanh tra ban hành Thông tư hướng dẫn thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ bí mật thông tin người tố cáo và một số nội dung khác có liên quan; Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra tham mưu với Tổng thanh tra Chính phủ nghiên cứu, đề xuất xây dựng văn bản quy định về bảo vệ người phản ánh, kiến nghị, cung cấp thông tin về những hành vi có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của cán bộ, công chức gắn với việc tham mưu nghiên cứu, đề xuất cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết kiến nghị, phản ánh.