Nhà thơ Bàng Bá Lân (1946-199) sinh tại phố Tân Ninh, phủ Lạng Thương, tỉnh Bắc Giang; nguyên quán làng Đon Thư, huyện Bình Lục, tỉnh Hà nam. Thủa nhỏ học trưòng Vôi ở phủ Lạng Thương, sau về Hà Nội học trường trung học bảo hộ (trường Bưởi), ra trường trở về Bắc Giang làm chủ đồn điền của gia đình.
Tư năm 1939 gửi đăng thơ ở các báo xuất bản ở Hà Nội.
Sau 1945 di cư vào Sài Gòn, dạy học ở các trường tư thục, tiếp tục sáng tác văn thơ; có thời gian làm chủ bút kiêm chủ nhiệm nguyệt san Bông Lúa (Sài Gòn 1956).
Tác phẩm đã xuất bản gồm các tập thơ “Tiếng thông reo (1934)”, Xưa (chung với Anh Thơ năm 1941), Tiếng võng đưa (1957), Vào thu (1696); các tập truyện: Người vợ câm (1969) , Vực xoáy (1969). Ngoài ra còn có các tập: Việt văn bình giảng (1962) và Văn thi sĩ hiện đại (1963).
Xuất hiện trong phong trào “thơ mới” (1932-1945), thơ Bàng Bá Lân nổi bật ở việc khắc hoạ những hình ảnh và ấn tượng về làng quê Việt Nam.