Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở ban ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
<div></div>

Địa chỉ: Đường Lý Thường Kiệt, phường Lê Hồng Phong, thành phố Phủ Lý, Hà Nam. Điện thoại: 0351 853904

 
 

 

 

Chức năng

 

Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nam là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn, về các dịch vụ công thuộc ngành Nông nghiệp & PTNT; thực hiện một số nhiệm vụ quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật.

Chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức biên chế và công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Nông nghiệp & PTNT.

Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình UBND tỉnh ban hành quyết định, chỉ thị về lĩnh vực thuộc quản lý của Sở và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã  trình.

2. Trình UBND tỉnh và chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển, chương trình, dự án nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

3. Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, các chương trình, dự án, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở.

4. Về nông nghiệp:

- Thẩm định và chịu trách nhiệm về phương án sử dụng đất dành cho trồng trọt và chăn nuôi, biện pháp chống thoái hoá đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định;

- Giúp UBND tỉnh chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, quyết định và chịu trách nhiệm áp dụng giống cây trồng, giống vật nuôi mới, thời vụ. Chỉ đạo kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vật tư nông nghiệp, phân bón, thức ăn chăn nuôi và các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp;

- Tổ chức công tác bảo vệ thực vật, thú y, phòng và chống dịch bệnh cho động, thực vật, và khắc phục hậu quả dịch bệnh; chỉ đạo, thực hiện kiểm dịch nội địa về động, thực vật trên địa bàn tỉnh theo quy định.

5. Về lâm nghiệp:

- Xây dựng phương án, biện pháp chỉ đạo, thực hiện kiểm dịch nội địa về sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp và sử dụng vật tư lâm nghiệp; trồng rừng, phòng và chống dịch bệnh, cháy rừng; bảo vệ rừng đầu nguồn trên địa bàn toàn tỉnh theo quy định;

- Tổ chức việc điều tra, phân loại rừng, thống kê diện tích, cơ cấu trữ lượng của từng loại rừng; lập bản đồ rừng trên địa bàn tỉnh theo hướng của Bộ Nông nghiệp & PTNT;

- Chịu trách nhiệm thẩm định, tổng hợp hồ sơ về thiết kế khai thác rừng tự nhiên để UBND tỉnh phê duyệt hoặc trình báo các cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp của Chính phủ; trình UBND tỉnh việc cấp giấy phép khai thác rừng tự nhiên sau khi được phê duyệt và kiểm tra việc khai thác rừng theo thiết kế được duyệt;

- Trình UBND tỉnh quyết định thành lập các khu rừng phòng hộ, các khu rừng có tầm quan trọng khác thuộc địa phương theo uỷ quyền của của UBND tỉnh và quy định của pháp luật.

6. Về thuỷ sản:

- Trình UBND tỉnh quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, các chương trình, dự án về hoạt động thuỷ sản trên địa bàn tỉnh;

- Về nuôi trồng thủy sản:

+ Thống nhất quản lý chất lượng giống trên địa bàn tỉnh theo phân công, phân cấp của Bộ  Thủy sản và quy định của pháp luật;

+ Hướng dẫn kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc thực hiện quy định về xuất, nhập khẩu giống thuỷ sản, dị giống, thuần hoá giống, bảo tồn, chọn tạo giống, công nhận giống mới, sản xuất kinh doanh giống;

+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định về quản lý thức ăn nuôi trồng thủy sản, các loại vật tư, hàng hoá, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thuỷ sản;

+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện phòng trừ dịch bệnh, dập trước bệnh thuỷ sản, trình UBND tỉnh quy định công bố dịch bệnh thuỷ sản theo quy định của pháp luật về thú y.

- Về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản:

+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản;

+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định về danh mục các loài thủy sản cần được bảo vệ, tái tạo, các biện pháp bảo vệ môi trường các hệ sinh thái thuỷ sản, bảo tồn gen, đa dạng sinh học thuỷ sản, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước có liên quan đến môi trường thuỷ sản.

 - Về quản lý chất lượng, an toàn, vệ sinh và thuỷ sản:

+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về chế biến thuỷ sản trên địa bàn tỉnh;

+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định về điều kiện sản xuất, tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh môi trường trong chế biến, bảo quản, vận chuyển thuỷ sản; phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện quy định về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm thuỷ sản;

+ Hướng dẫn, kiểm tra, công nhận hoặc huỷ bỏ công nhận điều kiện an toàn, vệ sinh thủy sản đối với vùng nuôi, chợ thuỷ sản đầu mối, cơ sở sản xuất thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản, các loại vật tư, hàng hoá chế phẩm sinh học phục vụ nuôi trồng thuỷ sản theo phân công, phân cấp và quy định của pháp luật.

7. Về thuỷ lợi:

- Trình UBND tỉnh phân cấp quản lý các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ, chương trình mục tiêu cấp, thoát nước nông thôn trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc xây dựng, khai thác, sử dụng và bảo vệ các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ, tổ chức thực hiện chương trình, mục tiêu cấp thoát nước nông thôn đã được phê duyệt;

- Chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về xây dựng, khai thác và bảo vệ đê điều, bảo vệ công trình phòng chống lụt, lũ, bão; xây dựng phương án, biện pháp và tổ chức thực hiện việc phòng chống lũ, lụt, bão, hạn hán, ngập úng, chua phèn, sạt lở ven sông.

8. Về phát triển nông thôn:

- Tổng hợp, trình UBND tỉnh về cơ chế, chính sách, biện pháp khuyến khích phát triển nông thôn; theo dõi, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh về phát triển nông thôn trên địa bàn;

- Hướng dẫn phát triển kinh tế hộ, trang trại, kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp và doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản vừa và nhỏ, tổ chức thực hiện việc sắp xếp, đổi mới trên địa bàn tỉnh theo phương án được duyệt;

- Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về công tác khuyến nông, khuyến lâm trên địa bàn tỉnh;

- Hướng dẫn việc chế biến nông sản, lâm sản; phát triển ngành, nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn theo quy định của  pháp luật.

- Phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức công tác dự báo thị trường nông, lâm sản.

- Xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ dữ liệu về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn; tổ chức công tác thống kê diễn biến đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, diễn biến rừng theo quy định.

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện dự án và xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình, dự án được giao.

- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất của ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh.

9. Thực hiện hợp tác quốc tế theo phân cấp của UBND tỉnh và quy định của pháp luật.

10. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thủy lợi và phát triển nông thôn của tỉnh theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về các dịch vụ công do Sở tổ chức thực hiện.

11. Cấp và thu hồi các giấy phép thuộc các lĩnh vực được giao quản lý theo quy định của pháp luật.

12. Thanh tra kiểm tra và giải quyết các khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn trong phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.

13. Thực hiện nhiệm vụ Thường trực của Ban chỉ huy phòng, chống lụt bão; Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng của tỉnh theo quy định của pháp luật; tham gia khắc phục hậu quả thiên tai về bão, lũ, lụt, hạn hán, ngập úng, chua phèn, sạt lở, dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh.

14. Chỉ đạo tổ chức thực hiện cải cách hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước sau khi được UBND tỉnh phê duyệt.

15. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong quản lý ngành Nông nghiệp & PTNT đối với cấp huyện.

16. Quản lý cán bộ công chức, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức viên chức, các bộ xã phường, thị trấn về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thuỷ lợi, phát triển nông thôn theo quy định của Bộ Nông nghiệp & PTNT, UBND tỉnh.

17. Báo cáo định kỳ và đột xuất thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.

18. Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh giao.

19. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do UBND tỉnh giao.

Cơ cấu tổ chức:

- Lãnh đạo sở: Gồm Giám đốc và các Phó giám đốc. Giám đốc Sở chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, trước pháp luật về toàn bộ  hoạt động của Sở và thực hiện nhiệm vụ được giao.Các Phó giám đốc giúp Giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.

- 07 phòng chức năng chuyên môn, nghiệp vụ:

+ Phòng Hành chính - Tổng Hợp

+ Phòng Tổ chức - Cán bộ

+ Thanh tra Sở

+ Phòng Tài chính - Kế toán

+ Phòng Kế hoạch - Đầu tư xây dựng

+ Phòng xúc tiến thương mại và ngành nghề nông thôn

+ Phòng Trồng trọt - Lâm nghiệp

Lãnh đạo phòng có trưởng phòng, phó phòng, phòng giúp việc. Số lượng phó phòng không quá 2 người.

- Các đơn vị trực thuộc:

+ Chi cục Chăn nuôi - Thuỷ sản

Tổ chức bộ máy: Lãnh đạo Chi cục gồm Chi cục trưởng và 01 - 02 Chi cục phó giúp việc.

+ Chi cục Bảo vệ thực vật

Tổ chức bộ máy: Lãnh đạo Chi cục gồm Chi cục trưởng và 01 - 02 Chi cục phó giúp việc.

+ Chi cục Hợp tác xã và phát triển nông thôn

Tổ chức bộ máy: Lãnh đạo Chi cục gồm Chi cục trưởng và 01 - 02 Chi cục phó giúp việc.

+ Chi cục Kiểm lâm

Tổ chức bộ máy: Lãnh đạo Chi cục gồm Chi cục trưởng và 01 - 02 Chi cục phó giúp việc.

+ Chi cục Quản lý đê điều & phòng chống lụt bão

Tổ chức bộ máy: Lãnh đạo Chi cục gồm Chi cục trưởng và 01 - 02 Chi cục phó giúp việc.

+Chi cục Thuỷ lợi

Tổ chức bộ máy: Lãnh đạo Chi cục gồm Chi cục trưởng và 01 - 02 Chi cục phó giúp việc.

 Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc

- Trung tâm Khuyến nông

Tổ chức bộ máy: Lãnh đạo Trung tâm gồm Giám đốc và 01 - 02 Phó Giám đốc.

- Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn

Tổ chức bộ máy: Lãnh đạo Trung tâm gồm Giám đốc và 01 - 02 Phó Giám đốc.

 - Ban Quản lý dự án Nông nghiệp & PTNT

Tổ chức bộ máy: Lãnh đạo Ban quản lý dự án gồm Giám đốc và 01 - 02 Phó Giám đốc.

- Trung tâm bò sữa

Tổ chức bộ máy: Lãnh đạo Trung tâm gồm Giám đốc và 01 - 02 Phó Giám đốc.

-Trung tâm Dâu tằm tơ

Tổ chức bộ máy: Lãnh đạo Trung tâm gồm Giám đốc và 01 - 02 Phó Giám đốc.

Khối doanh nghiệp

- Công ty Tư vấn xây dựng nông nghiệp và PTNT

- Công ty KTCTTL Nam Hà Nam

Hai công ty này tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

Công ty Giống cây trồng - DVNN và Công ty Giống & DVCN thuỷ sản được tỉnh tiến hành cổ phần hoá.

Thông tin về Lãnh đạo sở

1. Kiều Hữu Bình - Giám đốc Sở

Sinh năm: 20/10/1954

Trình độ chuyên môn: Kỹ sư Thuỷ Lợi

Trình độ chính trị: Cao Cấp

Điện thoại cơ quan: 0351.3852724

Điện thoại nhà riêng: 0351 3830639

Điện thoại di động: 0913386691

Địa chỉ nhà riêng: Phố Phú Hoà, TT. Hoà Mạc, Duy Tiên, Hà Nam

2. Phạm Bá Tảo - Phó Giám đốc Sở

Sinh năm: 1950

Trình độ chuyên môn: Đại học

Trình độ chính trị: Cao cấp

Điện thoại cơ quan: 0351 856015

Điện thoại nhà riêng: 0351 854 720

Điện thoại di động: 098 600 6262

Địa chỉ nhà riêng: tổ 9, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Phủ Lý

3. Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Giám đốc Sở

Sinh năm: 1961

Trình độ chuyên môn: ThS.Nông nghiệp

Trình độ chính trị: Cao Cấp

Điện thoại cơ quan: 0351 852 971

Điện thoại  nhà riêng: 0351 853494

Điện thoại di động: 098 660 4466

Địa chỉ nhà riêng: tổ 15, phường Minh Khai, thành phố Phủ lý

 

4. Nguyễn Quốc Đạt - Phó Giám đốc Sở

Sinh năm: 26/09/1960

Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ

Trình độ chính trị: Cử nhân

Điện thoại cơ quan: 0351.3883155

Điện thoại nhà riêng: 0351 3853940

Điện thoại di động: 0913289365

Địa chỉ nhà riêng: Số nhà 48, tổ 24, phường Hai Bà Trưng, Phủ Lý, Hà Nam