Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Thị xã Phủ Lý - Nguồn lực phát triển

UBND các huyện, thành phố Thành phố Phủ Lý  
Thị xã Phủ Lý - Nguồn lực phát triển
Từ nay đến năm 2010, UBND tỉnh Hà Nam dự kiến xây dựng ớ Phủ Lý hai cụm công nghiệp là Khu công nghiệp Châu Sơn (quy mô diện tích tối đa khoảng 300 ha, giai đoạn đầu 80-100 ha; dự kiến bố trí các ngành công nghiệp hậu xi măng và dịch vụ cho xi măng: sản xuất bao bì dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng từ xi măng và vật liệu xây dựng cao cấp); Khu công nghiệp Thanh Châu (quy mô diện tích 60 - 80 ha, giai đoạn đầu 35 - 40 ha; dự kiến bố trí các ngành công nghiệp sạch: may mặc, đồ gia dụng. chế biến thực phẩm, cơ khí, chế tạo và cơ khí phục vụ giao thông...).

1. Điều kiện tự nhiên

Trụ sở Tỉnh ủy Hà Nam
Thi xã Phủ Lý có vị trí địa lý kinh tế, chính trị khá thuận lợi để phát triển. Nằm ở cửa ngõ phía nam thủ đô Hà Nội, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và là giao điểm của các tuyến giao thông quan trọng trong vùng, nhất là tuyến Bắc Nam, do vậy Phủ Lý có thị trường lớn, điều kiện tốt để mở rộng giao lưu, thu hút đầu tư và tiếp nhận sự hỗ trợ nhiều mặt của các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế trong vùng, nhất là của Hà Nội.

2. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất: Phủ Lý có tiềm năng đất xây dựng khá lớn. Ngoài một số đất nông nghiệp kém hiệu quả có thể chuyển sang mục đích xây dựng, Phủ Lý còn khả năng mở rộng hàng trăm ha đất xây dựng ở các xã Phù Vân, Châu Sơn, Thanh Châu và một số khu vực dọc đường 1A, đường 21... Đây là nguồn lực rất quan trọng để Phủ Lý đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đất nông nghiệp của Phủ Lý tuy không nhiều, nhưng có chất lượng tốt và còn nhiều khả năng thâm canh tăng vụ, tạo điều kiện để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.

Tài nguyên nước: Nằm ở ngã ba sông Đáy, sông Nhuệ, sông Châu và có nhiều ao, hồ nên Phủ Lý có nguồn nước mặt dồi dào, là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và dân sinh. Tuy nhiên, do lưu lượng dòng chảy dao động lớn nên việc khai thác sử dụng gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, Phủ Lý nằm ở hạ lưu nên nguồn nước có nguy cơ dễ bị ô nhiễm do sản xuất công nghiệp ở thượng nguồn Hà Nội, Hà Đông,...). Tài nguyên nước ngầm phong phú nhưng chất lượng không cao nên việc khai thác sử dụng bị hạn chế.

Tài nguyên khoáng sản: Do nằm liền kề khu vực có nguồn vật liệu xây dựng lớn như đá vôi, xi măng Bút Sơn (Kim Bảng), Kiện Khê, Thanh Tân (Thanh Liêm); đá xây dựng Kiện Khê (Thanh Liêm); đất sét sản để xuất xi măng và đất sét để sản xuất gạch ngói Khả Phong, Ba Sao (Kim Bảng) và các nguồn vật liệu xây dựng khác... nên Phủ Lý có nhiều cơ hội tận dụng lợi thế này để phát triển đa dạng các ngành nghề công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ở địa phương.

3. Kết cấu hạ tầng

Các tuyến đường quốc lộ và tỉnh lộ đi qua Phủ Lý đã được nâng cấp, mở rộng, đạt tiêu chuẩn cấp III hoặc cấp IV đồng bằng. Các trục đường chính trong nội thị và hơn 50% đường nông thôn cũng đã được trải nhựa, tạo điều kiện giao thông thuận lợi.

Trụ sở làm việc mới được xây dựng
Một số công trình mới xây dựng như cầu Hồng Phú, cầu Phù Vân, trạm bơm Mễ... đã phát huy tác dụng cao. Phần lớn trụ sở làm việc của các cơ quan tỉnh, thị và một số công trình công cộng khác đã được xây đựng mới khang trang, làm thay đổi lớn bộ mặt đô thị.

Đặc biệt, trong năm 2002 đã có 68,5% số hộ nông thôn được dùng nước sạch; 99,5% hộ được đùng điện và có 1.230 máy điện thoại/1 vạn dân.

4. Tiềm năng du lịch

Phủ Lý nằm trong khu vực có tài nguyên du lịch khá phong phú, kể cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn như khu vục Kẽm Trống (Thanh Liêm), núi Cấm - Ngũ Động Sơn (Kim Bảng), động Cô Đôi (Kim Bảng), núi Đọi (Duy Tiền) và nhiều di tích lịch sử gắn với các lễ hội khác... Mặc dù các khu vực trên không thuộc địa bàn thị xã nhưng đều cách Phủ Lý không xa, giao thông đi lại thuận tiện nên Phủ Lý cũng có điều kiện tốt để phát triển du lịch. Đặc biệt, tuyến đường thủy dọc theo sông Đáy từ Phủ Lý đi chùa Hương được coi là tuyến du lịch sinh thái trên sông có nhiều triển vọng.

5. Nguồn nhân lực

Tính đến cuối năm 2002, dân số của Phủ Lý là 75.589 người, chiếm 9,1% dân số toàn tỉnh, trong đô dân số thành thị chiếm 59%. Tốc độ tăng dân số tự nhiên thời kỳ 1996 - 2002 là 0,9% năm (giảm 0,05%), trong đó tăng cơ học 1,71% năm, là tốc độ tương đối chậm so với một đô thị mới được tái lập và đang trong quá trình đô thị hóa. Nguồn nhân lực của thị xã Phủ Lý khá dồi dào. Năm 2002 dân số trong độ tuổi lao động là 38.500 người, chiếm 51% dân số. Nhìn chung dân cư của Phủ Lý có trình độ học vấn cao nhưng chất lượng nguồn nhân lực thấp, số lao động có kỹ thuật không nhiều. Do vậy, cần có kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển của thị xã theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tương lai.