Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Thị xã Phủ Lý - Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội

UBND các huyện, thành phố Thành phố Phủ Lý  
Thị xã Phủ Lý - Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội

1. Đánh giá tổng quát việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội

Nhà máy may Hà Nam
Trong năm 2002, Phủ Lý luôn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (360 tỷ đồng, theo giá hiện hành, tăng 13%), trong đó công nghiệp tăng 15-16% năm, nông nghiệp tăng khoảng 4% năm và dịch vụ tăng 20% năm. Cơ cấu kinh tế cũng đang có bước chuyển đổi tích cực, tỷ trọng công nghiệp-xây dựng trong GDP tăng dần và đạt 37,4% năm 2002; dịch vụ đạt 50,3%; nông nghiệp giảm xuống còn 12,3%: nâng mức GDP bình quân đầu người toàn thị xã năm 2002 lên gần 5 triệu đồng. Lương thực bình quân đầu người đạt 186 kg.

Xưởng may ở Phủ Lý
Các hoạt động văn hóa thông tin tuyên truyền, thể dục thể thao đã đáp ứng được nhiệm vụ chính trị và thực tiễn cuộc sống. 100% số xã, phường đã có trạm y tế (trong đó có 11/12 trạm đã được kiên cố hoá); 100% thôn. xóm có y tá, y bác sĩ; 81% hộ đạt gia đình văn hóa; 100% số xã, phường đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở; 7 trường đạt chuẩn quốc gia; số học sinh giỏi quốc gia ngày càng tăng. Tỷ lệ hộ nghèo còn 7%, trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 24%.

2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Công ty Cổ phần khoáng sản Hà Nam
Hiện tại Phủ Lý có hơn 1.100 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thu hút gần 5.000 lao động, trong đó có hơn 30 doanh nghiệp nhà nước. Phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn đều phát triển ổn định và đứng vững trong cơ chế thị trường. Các cơ sở. sản xuất tư nhân phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Đang từng bước hình thành 2 cụm công nghiệp tại Thanh Châu và Châu Sơn. Năm 2002, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn đạt 217,8 tỷ đồng, tăng 21%, trong đó công nghiệp quốc doanh chiếm 30%.

Nông nghiệp

Những năm đến đây, người nông dân đã tích cực đổi mới giống cây trồng, vật nuôi và áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong canh tác nên năng suất cây trồng cao. Năm 2002 năng suất lúa bình quân đạt 105,6 tạ ha, sản lượng lương thực đạt 14.460 tấn, tăng 4,0% so với năm 2001. Cơ cấu mùa vụ cũng đã và đang hình thành tương đối ổn định, trong đó vụ đông đã trở thành vụ sản xuất chính. Đặc biệt, đã xuất hiện nhiều hộ sản xuất giỏi và một số mô hình kinh tế kiểu trang trại cả trong trồng trọt và chăn nuôi, góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế các vùng nông thôn.

Thương mại - dịch vụ - du lịch

Khách sạn Hòa Bình - Phủ Lý
Năm 2002, tổng doanh thu ngành dịch vụ trên địa bàn đạt 545 tỷ đồng, trong đó doanh thu thương mại chiếm hơn 50%. Các dịch vụ khác như dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ công cộng, bảo hiểm, tài chính tín dụng... cũng được phát triển đa dạng, góp phải giết quyết việc làm và đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu sản xuất và sinh hoạt các nhân dân. Riêng hoạt động kinh tế đối ngoại còn hạn chế, nhất là khâu gọi vốn đầu tư nước ngoài.