1. Đánh giá tổng quát việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội
Trong những năm qua, Kim Bảng có tốc độ phát triển kinh tế bình quân 7-7,5% năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp và dịch vụ, giảm nông nghiệp-thủy sản.
Trong năm 2002, cơ cấu này là nông nghiệp - thủy sản 50%, công nghiệp – xây dựng 22,3%, dịch vụ 27,7%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2002 đạt 7,55%, giá trị sản lượng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 72.300 triệu đồng; tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 25.648 tỷ đồng và giải quyết việc làm cho 7.471 lao động. Các chỉ tiêu này đầu tăng bền vững hàng năm. Các lĩnh vực kinh tế có lợi thế là nông nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác du lịch.
Giá trị xây dựng cơ bản hàng năm của huyện Kim Bảng đều vượt chỉ tiêu do Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra. Hệ thống giao thông nông thôn, trường học các cấp và trạm y tế xã rất được chú trọng đầu tư nâng cấp, cải tạo, nhựa hóa, kiên cố hóa. Trong đó cấp tiểu học có 23/25 trường được kiên cố hóa, cấp trung học cơ sở 19/19 trường và cấp trung học phổ thông 3/3 trường. Có 15/19 số xã có điểm bưu điện văn hóa và 12/19 số xã có bác sĩ. Tỷ lệ kênh mương được kiên cố hóa là 19,42%.
Trên địa bàn có 8 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng. Các hoạt động thể dục thể thao truyền thống được duy trì thường xuyên như hát dặm Thi Sơn, bơi chải, vật... Các tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở tiếp tục được giữ vững. Đến năm 2002, toàn huyện có 8 trường đạt chuẩn quốc gia. Tỷ tệ học sinh khá, giỏi ngày càng tăng. Năm 2002, tỷ lệ hộ nghèo trên toàn huyện chỉ còn 14,33%, giảm 3,69% so với năm 2001. Bên cạnh đó, huyền còn làm tốt công tác y tế, vệ sinh môi trường, kế hoạch hóa gia đình, không để dịch bệnh xảy ra, tăng số người đến khám chữa bệnh thường xuyên tại các cơ sở y tế.
2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Công nghiệp - tiêu thủ công nghiệp
|
Khai thác đá ở Kim Bảng |
Tốc độ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hàng năm ở Kim Bảng đạt từ 14 - 15%. Sản xuất vật liệu xây dựng là công nghiệp chủ lực, trong đó ngành xi măng có giá trị lớn nhất và cũng có tốc độ tăng nhanh nhất. Trên địa bàn hiện có 6 doanh nghiệp lớn đang khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng. Khai thác chế biến đá cũng là một thế mạnh của huyện với sản lượng hàng năm tăng nhanh. Ngoài công nghiệp vật liệu xây dựng, Kim Bảng còn có công nghiệp dệt, thêu ren, gốm, làm gia công mây tre đan, chế biến gỗ...
Nông nghiệp - thủy sản
Tuy đang trong quá trình thực hiện chuyển địch cơ cấu kinh tế nhưng nông nghiệp - thủy sản vẫn có vai trò quan trọng, liên quan đến đời sống kinh tế của hơn 70% dân số toàn huyện. Tốc độ phát triển giá trị sản xuất nông nghiệp hàng năm tăng từ 4 - 5%, trong đó giá trị sản xuất đạt 25 - 27 triệu đồng/ha, năng suất lúa bình quân đạt 104 tạ/ha. Cây chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp vẫn là cây lúa với sản lượng ngày càng tăng, đảm bảo bình quân lương thực hơn 500 kg/năm. Ngoài ra, huyện đã chuyển một phần ruộng năng suất thấp và một số ao hồ sang sản xuất đa canh như nuôi trồng thủy sản (cá chim trắng, tôm càng xanh), kết hợp cấy lúa và trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia cầm. Năm 2002, diện tích đất chuyển dịch đạt 262 ha. Đến nay đã có 115 hộ xây dựng được mô hình trang trại, giá trị hàng hóa đạt 40 triệu đồng/ hộ/năm.
Thương mại - dịch vụ - du lịch
|
Chùa Bà Đanh |
Toàn huyện có 15 chợ và và nhiều điểm kinh doanh thương mại với chủng loại hàng hóa phong phú, giá cả ổn định. Huyện có nhiều điểm hiện đang thu hút khách du lịch, lễ hội, thắng cảnh như Ngũ Động Thi Sơn, chùa Bà Đanh, hát dặm Quyển Sơn, các hang động tự nhiên...