I. THÔNG TIN VỀ CƠ QUAN
Tên cơ quan: UBND Huyện Kim Bảng
Địa chỉ: Thị trấn Quế - huyện Kim Bảng - Hà Nam
Điện thoại: 0351.820033
Chức năng
UBND huyện có chức năng tổ chức và chỉ đạo thi hành hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp. UBND cấp trên chỉ đạo hoạt động của UBND cấp dưới trực tiếp. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, UBND ra quyết định, chỉ thị và tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó.
Nhiệm vụ và quyền hạn
Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND huyện trong việc thực hiện quản lý nhà nước bao gồm:
1. Quản lý nhà nước ở địa phương trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ và môi trường; thể dục - thể thao; phát thanh - truyền hình và các lĩnh vực xã hội khác; quản lý nhà nước về đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, quản lý việc thực hiện tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm hàng hóa.
2. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp trong cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế,tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân ở địa phương.
3. Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, nhiệm vụ hậu cần tại chỗ, nhiệm vụ động viên, chính sách hậu phương quân đội và chính sách đối với các lực lượng vũ trang nhân dân ở địa phương, quản lý hộ tịch, hộ khẩu ở địa phương, quản lý việc cư trú đi lại của người nước ngoài ở địa phương.
4. Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản của nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; chống tham nhũng, chống buôn lậu, làm hàng giả và các tệ nạn xã hội khác.
5. Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động tiền lương, đào tạo đội ngũ công chức viên chức Nhà nước và cán bộ cấp xã, công tác bảo hiểm xã hội theo sự phân cấp của Chính phủ.
6. Tổ chức và chỉ đạo công tác thi hành án dân sự ở địa phương theo quy định của pháp luật.
7. Tổ chức thực hiện việc thu chi ngân sách của địa phương theo quy định của pháp luật.
II. THÔNG TIN VỀ LÃNH ĐẠO CƠ QUAN
1. Chu Đức Thọ - Chủ tịch HĐND huyện
Sinh năm: 1951
Trình độ chuyên môn: Đại học
Trình độ chính trị: Cao cấp
Điện thoại: 0351-820-020
Địa chỉ nhà riêng: Xã Văn Xá, Kim Bảng
Điện thoại nhà riêng: 0351.820809
Điện thoại di động: 0912.112618
2. Lê Thị Hồng Lạng - Chủ tịch UBND huyện
Sinh năm: 1959
Trình độ chuyên môn: Đại học
Trình độ chính trị: Cao cấp
Điện thoại: 0351.820020
Địa chỉ nhà riêng: Xã Liên Sơn, Kim Bảng
Điện thoại nhà riêng: 0351.820949
Điện thoại di động: 0903.414599
3. Vũ Văn Đựng - Phó Chủ tịch UBND huyện
Sinh năm: 1954
Trình độ chuyên môn: Đại học
Trình độ chính trị: Cử nhân
Điện thoại: 0351-820050
Địa chỉ nhà riêng: Xã Hoàng Tây- Kim Bảng
Điện thoại nhà riêng: 0351.826496
Điện thoại di động: 0912.129036
4. Phạm Văn Quý- Phó Chủ tịch UBND huyện
Sinh năm: 1962
Trình độ chuyên môn: Đại học
Trình độ chính trị: Cử nhân
Điện thoại: 0351.820047
Địa chỉ nhà riêng: Thị trấn Quế, Kim Bảng
Điện thoại nhà riêng: 0351.820857
Điện thoại di động: 0912.190259
5. Lê Anh Đông - Phó Chủ tịch HĐND huyện
Sinh năm: 1959
Trình độ chuyên môn: Đại học
Trình độ chính trị: Cử nhân
Điện thoại: 0351.822469
Địa chỉ nhà riêng: Phường Hai Bà Trưng, Phủ Lý
Điện thoại nhà riêng: 0351.857.879
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC UBND HUYỆN KIM BẢNG
III. THÔNG TIN VỀ HUYỆN KIM BẢNG
1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Kim Bảng là huyện nằm ở phía tây bắc của tỉnh Hà Nam, cách Hà Nội khoảng 60 km, phía bắc giáp các huyện Ứng Hoà, Mỹ Đức, Hà Nội, phía tây giáp huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình, phía đông giáp huyện Duy Tiên và thành phố Phủ Lý, phía nam giáp huyện Thanh Liêm; gần trục quốc lộ 1A, 21A, 21B, 38B. Toàn huyện có 18 xã và 1 thị trấn.
b) Đặc điểm địa hình
Kim Bảng nằm trong vùng tiếp xúc giữa vùng trũng đồng bằng sông Hồng và dải đá trầm tích ở phía tây nên có địa hình đa dạng. Phía bắc sông Đáy là đồng bằng thấp với các dạng địa hình ô trũng, phía nam sông Đáy là vùng đồi núi có địa hình cao, tập trung nhiều đá vôi, sét.
c) Khí hậu
Ở Kim Bảng khí hậu mang những đặc điểm của khí hậu đồng bằng sông Hồng: nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là 230C nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1 là 160C và cao nhất vào tháng 7 là 290C. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.800-2.200 mm, trong đó thấp nhất là 1.300 mm và cao nhất là 4.000 mm.
2. Tài nguyên thiên nhiên
a) Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất của huyện là 18.487,2 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 42,3%; đất lâm nghiệp 32%; đất chuyên dùng 12,5%; đất khu dân cư 3,3% và đất chưa sử dụng 9,8%. Vùng đồng bằng có đất phù sa được bồi, đất phù sa không được bồi và đất phù sa gley. Vùng đồi có đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên đá phiến sét, đất nâu đỏ trên đá vôi. Đất vùng gò đồi còn nhiều tiềm năng để chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng.
b) Tài nguyên rừng
Rừng ở Kim Bảng có cây tự nhiên thưa, không tốt, mọc trên đồi núi đá. Những năm gần đây, nhân dân đã đầu tư trồng các loại cây ăn quả như nhãn, na. Diện tích rừng trồng đến nay là 1.184,1 ha, diện tích rừng tự nhiên khoanh nuôi là 1.890 ha.
c) Tài nguyên khoáng sản
Kim Bảng có tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú, cho phép khai thác và chế biến trên quy mô công nghiệp. Trữ lượng đá vôi có khoảng 162 triệu tấn, tập trung ở các mỏ Hồng Sơn và Bút Phong, là nguồn nguyên liệu dồi dào cho sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng. Ngoài ra, ở Tân Sơn, Thanh Sơn còn có mỏ đôlômit, trữ lượng gần 100 triệu tấn. Ở Ba Sao có vùng than bùn với diện tích 2 km2 nằm dưới lớp sét dày 0,5 - 1,5m, mỏ sét Trầm Tích trữ lượng hơn 30 triệu m3, nguồn nước khoáng lạnh và vàng cám.
d) Nguồn nước
Nhiều xã ở Kim Bảng đã khai thác được nguồn nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt như Nhật Tân, Nhật Tựu, Văn Xá, Đồng Hóa... Ngoài ra, Kim Bảng còn có nguồn nước mặt sông Đáy rất dồi dào, đủ phục vụ cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đời sống dân sinh, đáp ứng yêu cầu phát triển của huyện trong những năm tới.
3. Kết cấu hạ tầng
a) Cấp điện
100% số xã, thị trấn ở Kim Bảng đã có lưới điện quốc gia với tỷ lệ hộ dùng điện là 99,6%. Toàn huyện có 59 trạm biến áp với tổng công suất 10.930 KVA. Trong những năm qua hệ thống lưới điện hạ thế đã được chú trọng đầu tư, cải tạo, nâng cấp, góp phần giảm tổn thất điện năng, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.
b) Cấp nước
Hiện nay, 8 xã trong huyện đã có trạm cung cấp nước sạch tập trung là Đồng Hóa, Văn Xá, Nguyễn Úy, Hoàng Tây, Nhật Tựu, Nhật Tân, Lê Hồ, thị trấn Quế. Tỷ lệ số người sử dụng nước sạch trên địa bàn huyện đạt trên 83%.
c) Giao thông
Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện gồm mạng lưới đường bộ, đường thủy và đường sắt. Tổng chiều dài đường bộ là 825,52 km, trong đó có 42 km đường quốc lộ chia làm ba tuyến là quốc lộ 21A, 21B và 38B; 43,7 km tỉnh lộ; 23,5 km huyện lộ và 716,322 km đường giao thông nông thôn. Huyện có tuyến đường sắt chuyên dùng dài 1,5 km qua địa bàn xã Thanh Sơn, chủ yếu phục vụ cho việc vận chuyển vật liệu của Nhà máy xi măng Bút Sơn. Mạng lưới đường thủy nội địa dài 27 km qua hai tuyến sông Đáy và sông Nhuệ.
d)Thông tin liên lạc
Mạng lưới viễn thông được trang bị hiện đại với 4 tổng đài kỹ thuật số dung lượng 4.500 số, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, chất lượng cao. Toàn huyện có 100% thôn, xóm sử dụng máy điện thoại với tỷ lệ 11,5 máy trên 100 dân. 100% số xã, thị trấn có đài truyền thanh cơ sở; 98% số dân được nghe đài truyền thanh bốn cấp.
4. Dân số
Năm 2008, dân số toàn huyện là 134,2 nghìn người, mật độ dân số trung bình là 718 người/km2. Dân cư phân bố không đều giữa hai vùng tả ngạn và hữu ngạn sông Đáy. Nhân khẩu trong độ tuổi lao động hiện nay có 70,8 nghìn người, chiếm 52,7% dân số, trong đó lao động nông nghiệp là 52,8 nghìn người, còn lại là lao động phi nông nghiệp. Lực lượng lao động có trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp. Tỷ lệ người có trình độ sơ cấp, công nhân kỹ thuật là 4,2%; trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên: 3%.