Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Chính phủ triển khai chương trình hành động về ngoại giao kinh tế

Tin theo lĩnh vực Thông tin đối ngoại  
Chính phủ triển khai chương trình hành động về ngoại giao kinh tế
Chiều tối ngày 09/3/2023, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai chương trình hành động về ngoại giao kinh tế năm 2023. Ông Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị - Thủ tướng Chính phủ dự và chủ trì hội nghị.

z4169485665804_b665b7cea1e0.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Trương Quốc Huy chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nam

DSC_1180.jpg

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Hà Nam

Dự hội nghị tại điểm cầu Hà Nam có ông Trương Quốc Huy - Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Trần Xuân Dưỡng - Tỉnh ủy viên  - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan…

Năm 2022, công tác ngoại giao kinh tế được triển khai quyết liệt, bài bản, hiệu quả, kịp thời chuyển trọng tâm từ ngoại giao phục vụ phòng, chống dịch bệnh sang phục vụ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ban, ngành, địa phương tham mưu, trình Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030; trình Chính phủ ban hành Nghị quyết về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW. Trong gần 70 hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội trong năm 2022, các nội dung hợp tác về kinh tế đã được thúc đẩy mạnh mẽ, đạt nhiều kết quả quan trọng, thực chất, với hơn 150 văn kiện hợp tác ký kết, góp phần đưa hợp tác kinh tế với các đối tác đi vào chiều sâu, thu hút hiệu quả các nguồn lực bên ngoài phục vụ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước…

DSC_1184.jpg 

​Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Năm 2023 là năm có ý nghĩa bản lề trong việc thực hiện các nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021-2025. Tình hình thế giới năm 2023 dự báo tiếp tục phức tạp, kinh tế thế giới tiếp tục suy giảm tăng trưởng, đối mặt với nhiều thách thức. Các vấn đề an ninh phi truyền thống như dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu tiếp tục diễn biến khó lường, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương quán triệt để tạo chuyển biến về nhận thức đối với công tác ngoại giao kinh tế.  Xác định ngoại giao kinh tế là một nhiệm vụ cơ bản, trung tâm của nền ngoại giao Việt Nam, một động lực quan trọng để phát triển đất nước nhanh, bền vững, đóng vai trò tiên phong trong huy động các nguồn lực bên ngoài, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng cường tiềm lực, sức cạnh tranh và năng lực thích ứng của nền kinh tế; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, hiệu quả. Tập trung thực hiện hiệu quả các nội dung chương trình hành động của Chính phủ về ngoại giao kinh tế; trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm về công tác ngoại giao kinh tế; tiếp tục mở rộng, làm sâu sắc hơn quan hệ và tạo thế đan xen lợi ích kinh tế với các đối tác song phương và đa phương. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế; đẩy mạnh vận động, thu hút nguồn lực từ bên ngoài nhằm củng cố các động lực tăng trưởng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm. Đẩy mạnh nghiên cứu, tham mưu, nâng cao năng lực phân tích, dự báo, cảnh báo phục vụ điều hành, phát triển ngoại giao kinh tế. Nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành và bố trí nguồn lực triển khai công tác ngoại giao kinh tế…/.

Phạm Nga