Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Công bố nội dung chương trình Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019

Tin theo lĩnh vực Văn hoá, thể thao và du lịch  
Công bố nội dung chương trình Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019
Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) vừa công bố nội dung chương tổ chức Đại lễ Vesak Liên hợp quốc năm 2019.

tam_chuc-14_31_01_686.jpg

Du khách chụp ảnh lưu niệm ở điện Tam Thế. Ảnh: Uyên Chu

Theo đề án, Đại lễ diễn ra từ ngày 12 – 14/5/2019, ngoài chương trình khai mạc, bế mạc, Đại lễ sẽ có 5 hội thảo quốc tế với các chủ đề: “Sự lãnh đạo có chánh niệm vì hòa bình bền vững"; “Cách tiếp cận của Phật giáo về gia đình hòa hợp, chăm sóc sức khỏe và xã hội bền vững"; “Cách tiếp cận của Phật giáo về giáo dục và đạo đức toàn cầu"; “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và giáo dục Phật giáo"; “Cách tiếp cận của Phật giáo về tiêu thụ có trách nhiệm và phát triển bền vững" và 1 phiên hội thảo trong nước. 
Với các hội thảo trên, đến nay GHPGVN đã nhận được 355 bài tham luận của các đại biểu quốc tế và trong nước. Trong khuôn khổ Đại lễ còn có các hoạt động như: Các nghi lễ Phật giáo, thả hoa đăng, triển lãm, các chương trình nghệ thuật, tham quan…

Về thành phần tham dự, đại biểu trong nước có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành trung ương và địa phương liên quan; tăng ni, tín đồ, phật tử tiêu biểu với số lượng khoảng 1.500 người. Ngoài ra, đồng bào nhân dân tham dự các hoạt động của Đại lễ khoảng 20.000 người.

Đại biểu quốc tế tham dự Đại lễ gồm có 1.500 đại biểu đến từ 106 quốc gia, vùng lãnh thổ và 1 tổ chức quốc tế là Liên hợp quốc, trong đó đại biểu chính thức (Ban tổ chức đài thọ toàn bộ chi phí) là 600 người, đại biểu tự túc là 900 người. Ngoài ra, còn có đại biểu Đại sứ quán một số nước và tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Đại biểu là chính khách, lãnh đạo quốc gia do GHPGVN đề xuất mời là 13 vị, gồm: Thái hậu Bhutan, Thủ tướng Bhutan, Quốc vương Campuchia, Cục trưởng Tôn giáo Trung Quốc, Phó Tổng thống Ấn Độ, Tổng thống Srilanka, Bộ trưởng Bộ Phật giáo Srilanka, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thái Lan, Công chúa Thái Lan, Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Tổng Giám đốc UNESCO, Thủ tướng Nepal và Thư ký điều hành UNESCAP.

Đại biểu là người đứng đầu Phật giáo do GHPGVN đề xuất mời là 15 đại biểu đến từ các quốc gia: Srilanka, Bhutan, Campuchia, Myanmar, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Lào, Nepal và Thái Lan.

Nguồn kinh phí chính cho công tác chuẩn bị và tổ chức Đại lễ do GHPGVN chủ động và thực hiện xã hội hóa./.

Theo Báo Hà Nam điện tử