Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Họp Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hà Nam năm 2021

Tin theo lĩnh vực Nông, lâm nghiệp và thủy lợi  
Họp Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hà Nam năm 2021
Chiều ngày 15/7/2022, tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh tổ chức họp Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hà Nam năm 2021.

IMG_8781.jpg

Các đại biểu tham quan sản phẩm được đánh giá, xếp hạng

Về dự có ông Nguyễn Đức Vượng - Tỉnh ủy viên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Chủ tịch Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh; các thành viên Hội đồng, Tổ giúp việc Hội đồng...

 IMG_8748.jpg

Các đại biểu dự họp

Theo báo cáo kết quả thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) tỉnh Hà Nam năm 2021 có 25 sản phẩm tham gia đánh giá, xếp hạng và đủ điều kiện công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh hạng 3 sao trở lên. Tuy nhiên, có 01 sản phẩm là Gà mía thảo dược hun khói nhãn hiệu Saschi của Công ty Cổ phần Go Fersh Việt Nam, sau khi xem xét sản phẩm đang sản xuất với quy mô nhỏ, sản lượng còn ít (1 tấn/năm) và đang trong quá trình thử nghiệm. Do đó Tổ giúp việc Hội đồng đánh giá cấp tỉnh không đề nghị Hội đồng đánh giá sản phẩm trên là sản phẩm OCOP năm 2021, đồng thời đề nghị chủ thể tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, nâng sản lượng sản phẩm để tham gia chương trình OCOP năm sau.

Trên cơ sở tổng hợp kết quả phiếu chấm điểm của các thành viên Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh năm 2021, có 24 sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2021 hạng 3 sao với tổng số điểm bình quân từ 50,1 đến 71,4 điểm. Tính đến thời điểm này, Hà Nam có 65 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó có 16 sản phẩm đạt chuẩn xếp hạng 4 sao.

IMG_8750.jpg 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Vượng phát biểu kết luận

Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Vượng đề nghị các chủ thể có sản phẩm được đánh giá, xếp hạng lần này tiếp tục hoàn thiện sản phẩm theo đánh giá của các thành viên Hội đồng, Tổ giúp việc để nâng cao chất lượng sau khi sản phẩm được công nhận. Sau khi sản phẩm được công nhận, các cấp ngành chuyên môn, chủ thể có trách nhiệm duy trì, nâng cao chất lượng sản phẩm. Các sở, ngành liên quan cần tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ để nâng cao chất lượng sản phẩm; tuyên truyền, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố vận động các chủ thể có sản phẩm tiềm năng của tỉnh tham gia thực hiện Chương trình OCOP theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị, đem lại lợi ích cho Nhân dân…/.