Khu DLQG Tam
Chúc thuộc địa phận thị trấn Ba Sao và 3 thôn: Vồng, Khuyến Công và Khả Phong
thuộc xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Diện tích vùng lõi ưu tiên tập
trung phát triển Khu DLQG Tam Chúc là 4.000 ha.
Mục tiêu chung
đến năm 2025, Khu du lịch Tam Chúc cơ bản đáp ứng các tiêu chí của Khu DLQG.
Phấn đấu đến năm 2030, Khu du lịch Tam Chúc trở thành Khu DLQG với hệ thống cơ
sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, sản phẩm du lịch chất lượng cao, hình thành
thương hiệu khu du lịch, có đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương và cùng với các cụm du lịch phụ cận trở thành trung tâm du
lịch hấp dẫn của vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc và cả nước.
Khu văn hóa tâm linh Tam Chúc - Ảnh: Báo Hà Nam
Online
Cụ thể, đến
năm 2025 đón khoảng 3.700 ngàn lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 470 nghìn
lượt. Phấn đấu đến năm 2030 đón khoảng 6.000 ngàn lượt khách, trong đó khách
quốc tế đạt trên 750 nghìn lượt; năm 2025 tạo việc làm cho khoảng 2.400 lao
động, trong đó có khoảng 900 lao động trực tiếp. Phấn đấu đến năm 2030 tạo việc
làm cho khoảng 4.500 lao động, trong đó có khoảng 1.800 lao động trực tiếp.
Tổng thu từ
khách du lịch (theo giá hiện hành), năm 2025 đạt khoảng 1.100 tỷ đồng. Phấn đấu
đến năm 2030 đạt trên 1.700 tỷ đồng.
Trong đó, thị
trường khách khách du lịch nội địa tập trung khai thác thị trường khách du lịch
từ Hà Nội và các tỉnh lân cận phía Bắc (Hưng Yên, Hòa Bình, Nam Định, Ninh
Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh).
Từng bước mở rộng khai thác thị trường khách du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh
và các tỉnh phía Nam.
Thị trường
khách du lịch quốc tế chú trọng thu hút thị trường khách du lịch đến từ Đông
Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc...); các nước trong khu
vực ASEAN; Tây Âu (Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Đức); Bắc Mỹ (Mỹ, Canada); Úc
và Ấn Độ.
Về tổ chức
không gian phát triển du lịch trên nguyên tắc khai thác hợp lý giá trị và sự
phân bố của hệ thống di tích, các điểm cảnh quan; hình thành các mối liên hệ
giữa các phân khu chức năng, giữa các điểm du lịch trong không gian quy hoạch
nhằm hình thành không gian kiến trúc, cảnh quan hài hòa, bảo đảm mối liên kết
với các điểm du lịch lân cận; hạn chế tối đa việc chuyển đổi đất nông nghiệp và
di chuyển dân cư trong khu vực; giảm thiểu tác động đến cảnh quan môi trường và
đời sống của người dân trong khu vực quy hoạch.
Tập trung
phát triển 6 khu chức năng
Khu trung
tâm đón tiếp (tiếp giáp
bờ Bắc hồ Tam Chúc): Là nơi đón tiếp và cung cấp thông tin hướng dẫn cho khách
du lịch về dịch vụ nghỉ dưỡng, mua sắm, thưởng thức ẩm thực; tham quan, tham
gia các hoạt động biểu diễn văn hóa văn nghệ, hội chợ, hoạt động vui chơi giải
trí hiện đại.
Khu văn hóa
tâm linh Tam Chúc (chân
núi Thất Tinh và Thung Vạc): Tham quan, hành hương, thực hành tín ngưỡng và
chiêm bái các công trình tôn giáo; tham quan Bảo tàng văn hóa truyền thống vùng
Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc; tìm hiểu về đạo Phật; tổ chức sự
kiện văn hóa văn nghệ, tổ chức các khóa học về Phật học ngắn hạn.
Khu bảo tồn
tự nhiên Quền Vồng và hồ Tam Chúc (Phía Tây giáp Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh lộ 74 đi chùa Hương và
phía Nam là dãy núi Thất Tinh): Tham quan nghiên cứu hệ sinh thái tự nhiên và
động thực vật đặc hữu; tham quan hồ Tam Chúc, các công trình tôn giáo; tham gia
hoạt động biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực, tham dự các lễ hội, các hoạt động thể
thao rèn luyện sức khỏe.
Khu nghỉ
dưỡng chăm sóc sức khỏe và du lịch cộng đồng Tam Chúc (phía Tây Nam của hồ Tam Chúc): Nghỉ dưỡng
cuối tuần, điều dưỡng dài ngày phục hồi thể lực, tham gia các liệu trình chăm
sóc sức khỏe đặc biệt, tìm hiểu đời sống, phong tục tập quán của cư dân
địa phương, nghỉ dưỡng và sinh hoạt cộng đồng (homestay).
Khu sân
golf Kim Bảng và hồ Ba Hang:
Tổ chức các giải thi đấu thể thao quốc gia và khu vực; tổ chức hội nghị hội
thảo; nghỉ dưỡng, chơi golf, tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời.
Trung tâm
dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động khu du lịch (tại Thị trấn Ba Sao): Cung cấp các dịch vụ nghỉ dưỡng quy mô nhỏ
xen kẽ trong khu dân cư và các dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp.
Quy hoạch cũng
đề ra các giải pháp phát triển chủ yếu như: Giải pháp về quy hoạch và quản lý
quy hoạch; giải pháp về cơ chế chính sách; giải pháp về đầu tư và thu hút vốn
đầu tư; giải pháp phát triển thị trường và sản phẩm du lịch; giải pháp bảo vệ
tài nguyên, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu...