Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Tóm tắt thông tin, kết quả nhiệm vụ 2017

Sáng kiến, Chương trình, Đề án, Đề tài nghiên cứu khoa học  
Tóm tắt thông tin, kết quả nhiệm vụ 2017

1. Tên dự án: Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất cát nghiền (cát nhân tạo) từ nguyên liệu đá mạt tại Hà Nam

2. Mục tiêu thực hiện dự án:

* Mục tiêu chung:

Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất cát nghiền từ nguyên liệu đá mạt tại Hà Nam.

Tận dụng hợp lý nguồn phế thải từ ngành khai thác đá VLXD tại địa  phương tạo ra sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao góp phần vào việc phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

* Mục tiêu cụ thể:

- Hoàn thiện được các quy trình công nghệ sản xuất cát nghiền từ đá mạt với công suất 180.000 tấn/năm, hiệu chỉnh hoàn thiện dây chuyền công nghệ và tiến tới công nhận tiêu chuẩn quốc gia.

- Chất lượng sản phẩm đáp ứng các quy định của Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 9205 : 2012 Cát nghiền cho Bê tông và Vữa. TCVN 7570:2006.

3. Thời gian thực hiện, thời gian kết thúc của đề tài: từ tháng 04/2014 đến tháng 12/2015.

4. Quy mô và nội dung đã thực hiện của dự án:

- Mua sắm thiết bị: Máy nghiền ly tâm VSI, Máy rửa cát, sàng rung, máy gia tốc, máy ép thu hồi bột đá, hệ thống nước tuần hoàn, xe xúc lật ...

- Xây dựng nhà xưởng và lắp đặt thiết bị.

- Vận hành thử, tinh chỉnh thiết bị.

- Hoàn thiện các quy trình sản xuất cát nghiền từ nguyên liệu đá mạt.

- Hoàn thiện thiết kế dây chuyền sản xuất cát nghiền.

- Đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân vận hành.

  5. Kinh phí thực hiện dự án:   

- Tổng kinh phí được duyệt của dự án: 8.000.000.000 đồng

Trong đó:

+ Vốn từ ngân sách Sự nghiệp KH&CN Trung ương: 3.100.000.000 đồng

+ Vốn từ ngân sách Sự nghiệp KH&CN Địa phương: 1.900.000.000 đồng.

+ Nguồn Doanh nghiệp: 3.000.000.000 đồng.

6. Kết quả thực hiện dự án:

- Xây dựng 01 mô hình dây chuyền công nghệ sản xuất nghiền cát với các máy thiết bị: Máy nghiền ly tâm VSI, Máy rửa cát, sàng rung, máy gia tốc, máy ép thu hồi bột đá, hệ thống nước tuần hoàn, xe xúc lật ...

-  Mô hình đạt công suất thiết kế của dây chuyền là: cát nghiền 130.000 tấn/năm; bột đá mịn 30.000 tấn/năm. Sản phẩm cát nghiền dự án đã đạt tiêu chuẩn  TCVN 9205-2012 và  ASTM C136-06 ( ASTM C33) do Viện chuyên ngành bê tông - Viện khoa học công nghệ xây dựng xác nhận kết quả. Các chỉ tiêu kỹ thuật đạt yêu cầu so với dự kiến thuyết minh ban đầu.

- Đào tạo 03 kỹ sư, kỹ thuật viên

- Tập huấn 10 công nhân lành nghề.

7. Đánh giá hiệu quả đạt được của dự án:

- Dự án đi vào hoạt động tạo công ăn việc làm cho 18 - 20 người lao động trong đó đa phần là lao động địa phương.

- Giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước ngầm do việc đổ thải đá mạt.

- Sản phẩm dự án thay thế một lượng đáng kể nguyên liệu cát nghiền tự nhiên truyền thống được khai thác từ các ròng sông, suối làm ảnh hưởng đên vấn đề ròng chảy, sạt nở đất...

- Sản phẩm cũng đã được thị trường chấp nhận và sử dụng phục vụ thi công xây dựng các công trình trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Với những kết quả đạt đơn vị chủ trì dự án đang có định hướng đầu tư mở rộng quy mô và năng lực sản xuất tận dụng nguồn lực hiện có. Với yêu cầu không quá cao về nguyên liệu đầu vào ( chỉ cần là đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường )  trong khi giá trị sản phẩm sản xuất cao và có tính cạnh tranh cao so với sản phẩm thay thế tương tự (cát vàng tự nhiên) suất đầu tư không quá lớn, nên việc đầu tư xây dựng một mô hình tương tự ở các địa bàn tương tự là hoàn toàn khả thi miễn là đáp ứng được các yếu tố: Có đủ nguồn nguyên liệu đầu vào, giá thành sản xuất cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại trên thị trường ( cát vàng tự nhiên).

 xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx

 

1. Tên đề tài: Mở rộng quy mô nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi gia cầm sử dụng đệm lót sinh học

2. Mục tiêu thực hiện đề tài:

* Mục tiêu chung: Xây dựng mô hình chăn nuôi gà bằng công nghệ sử dụng chế phẩm vi sinh bổ sung vào nền chuồng làm đệm lót sinh học, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại tỉnh Hà Nam.

* Mục tiêu cụ thể:

- Nghiên cứu, xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt, gà đẻ bằng đệm lót sinh học phù hợp với điều kiện tỉnh Hà Nam.

- Hoàn thiện quy trình chăn nuôi gà trên nền đệm lót sinh học phù hợp với điều kiện tỉnh Hà Nam.

- Giúp người chăn nuôi nâng cao kiến thức, hướng việc chăn nuôi gia cầm theo phương pháp an toàn thực phẩm, có giá trị hàng hóa cao, hiệu quả bền vững.

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo cơ hội phát triển chăn nuôi ngay ở nơi dân cư đông đúc.

- Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cho người chăn nuôi và cán bộ kỹ thuật địa phương

3. Thời gian thực hiện, thời gian kết thúc của đề tài: từ 4 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017.

4. Quy mô và nội dung đã thực hiện của đề tài:

4.1. Điều tra, khảo sát tình hình chăn nuôi gia cầm và mức độ ô nhiễm môi trường không khí tại một số xã có mật độ chăn nuôi gia cầm cao trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

4.2. Xây dựng 03 mô hình cho trang trai gà thịt, trại gà đẻ, gà hậu bị sử dụng chế phẩm vi sinh vật hữu ích để bổ sung vào chất lót chuồng nuôi gà trong quá trình chăn nuôi gia cầm phù hợp với điều kiện tỉnh Hà Nam mỗi mô hình có quy mô khoảng 2.000 con/mô hình.

4.3. Hoàn thiện quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh làm đệm lót chuồng trong chăn nuôi gà tại Hà Nam.

4.4. Đào tạo nâng cao năng lực cho người chăn nuôi và cán bộ kỹ thuật địa phương.

5. Kinh phí thực hiện đề tài:                 

- Tổng kinh phí được duyệt của đề tài: 816.000.000 đồng

Trong đó:

+ Nguồn Sự nghiệp KH&CN tỉnh: 816.000.000 đồng

6. Kết quả thực hiện đề tài:

- Xây dựng 03 mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh bổ sung vào chất lót chuồng gà cho trang trai gà thịt, trại gà đẻ, gà hậu bị có mô hình đối chứng với qui mô khoảng 2.000 con/trại.

- Hoàn thiện quy trình chăn nuôi gà bằng đệm lót vi sinh tại Hà Nam, 01 chuyên đề các kết quả nghiên cứu, điều tra tình hình chăn nuôi trước và sau khi sử dụng đệm lót sinh học

- Đào tạo Đào tạo 10 Kỹ thuật viên và tập huấn 120 lượt người.

Đề tài đã triển thực hiện đạt mục tiêu và nội dung đề ra. Được đánh giá, nghiệm thu.

7. Đánh giá hiệu quả đạt được của đề tài

Đề tài góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm chi phí cho người chăn nuôi mà vẫn đảm bảo kỹ thuật chăn nuôi gia cầm, mang lại hiệu quả kinh tế cao:

- Chế phẩm vi sinh vật sử dụng (rắc một lần duy nhất) cho một lần xử lý chuồng nuôi. Thời gian sử dụng được kéo dài thêm 15 - 30 ngày đối với gà đẻ, 20 - 35 ngày đối với gà thịt và gà con - hậu bị, do đó giảm được rất nhiều chi phí công lao động cho việc dọn chuồng, tiết kiệm vôi bột và trấu lót chuồng.

- Việc sử dụng đệm lót vi sinh vào chăn nuôi gà đẻ giúp tăng tỷ lệ đẻ trứng ở gà. Tỷ lệ đẻ các lô thí nghiệm so với đối chứng là 64,80/63,31% = 1,02%.

- Tỷ lệ sống sinh trưởng và phát triển đến cuối kỳ của các lô thí nghiệm đạt cao hơn so với lô đối chứng là 98,85/97,35% =1,02%. Tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết thường thấp hơn.

Việc sử dụng đệm lót vi sinh áp dụng vào chăn nuôi gà đã giảm mùi hôi thối, giảm khí độc hại, giảm vi sinh vật gây bệnh giúp giảm ô nhiễm môi trường chăn nuôi cho các hộ gia đình.

 xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx


1. Tên đề tài: Mở rộng quy mô đề tài nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ chống nóng cho đàn bà sữa

2. Mục tiêu thực hiện đề tài:

* Mục tiêu chung: Nghiên cứu bổ sung kiến thức địa phương, vùng địa lý vào công nghệ chống nóng từ đó đưa ra giải pháp xây dựng mô hình chống nóng cho bò sữa tại tỉnh Hà Nam

* Mục tiêu cụ thể:

Xác định diễn biến nhiệt độ, độ ẩm và chỉ số ẩm nhiệt (THI - Temperature Humidity Index) tại xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam và xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Xác định ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ, mật độ nuôi thả đến một số chỉ tiêu sinh lý, lượng thu nhận, lượng nước uống và năng suất của bò sữa trong mùa hè.

Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ đưa ra giải pháp và xây dựng mô hình chống nóng cho đàn bò sữa phù hợp với thị Trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

3. Thời gian thực hiện, thời gian kết thúc của đề tài: từ 4 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017.

4. Quy mô và nội dung đã thực hiện của đề tài:

4.1. Điều tra điều kiện tự nhiên và điều kiên chăn nuôi,vùng phân bố và kinh tế xã hội để có giải pháp chóng nóng.

4.2. Nghiên cứu diễn biến nhiệt độ, ẩm độ môi trường, chuồng nuôi trong mùa hè thị Trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

4.3. Nghiên cứu phương pháp xây dựng hệ thống chống nóng cho đàn bò sữa, nhằm giảm thiểu bất lợi của nhiệt độ, ẩm độ tới bò sữa.

4.4. Đào tạo, tập huấn cho người dân và cán bộ kỹ thuật địa phương.

4.5. Đánh giá ảnh hưởng của hệ thống chống nóng cho bò làm thay đổi nhiệt độ, ẩm độ, THI trong mùa hè đến nhiệt độ cơ thể, nhịp thở và nhịp tim ở bò sữa.

4.6. Đánh giá ảnh hưởng của hệ thống chống nóng cho bò làm thay đổi nhiệt độ, ẩm độ, trong mùa hè đến lượng thức ăn thu nhận, lượng nước tiêu thụ hàng ngày ở bò sữa.

4.7. Đánh giá ảnh hưởng của hệ thống chống nóng cho bò làm thay đổi nhiệt độ, ẩm độ, trong mùa hè đến năng suất, chất lượng sữa ở bò sữa.

5. Kinh phí thực hiện đề tài:                 

- Tổng kinh phí được duyệt của đề tài: 947.000.000 đồng

Trong đó:

+ Nguồn Sự nghiệp KH&CN tỉnh: 947.000.000 đồng

6. Kết quả thực hiện đề tài:

- Đề tài cũng mở rộng thêm được 03 mô hình chống nóng cho đàn bò sữa tại thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam với tổng số bò sữa là 40 con;

- Đào tạo thêm được 10 kỹ thuật viên, tập huấn cho 60 lượt người về kỹ thuật xây dựng hệ thống chống nóng cho bò sữa.

7. Đánh giá hiệu quả đạt được của đề tài

Áp dụng mô hình không những giảm thiệt hại bệnh dịch, bò chết mà còn mang lại sản lượng sữa ổn định, chất lượng trong những mùa nóng, nắng. Theo tính toán ở mô hình mở rộng thì sản lượng sữa/ 1 con bò được lắp đặt hệ thống chống nóng bình quân  là 19.3 lít/ ngày, sản lượng sữa/ 1 con bò không được lắp đặt hệ thống chống nóng là 14.9 lít/ ngày. Qua đó cho thấy tính ổn định của quy trình khi áp dụng cho người dân.