Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tăng trưởng bình quân 12,6%/năm, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2025 đạt trên 213.000 tỷ đồng; tỷ trọng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp trong GRDP của tỉnh là 56,5%. Đến năm 2025, giá trị sản xuất công nghiệp hỗ trợ chiếm tỷ trọng 30%, công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng 20%, công nghiệp chế tạo, lắp ráp chiếm tỷ trọng 23,5% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 25%.
Giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tăng trưởng bình quân 12,6%/năm, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2025 đạt trên 213.000 tỷ đồng; tỷ trọng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp trong GRDP của tỉnh là 56,5%. Đến năm 2025, giá trị sản xuất công nghiệp hỗ trợ chiếm tỷ trọng 30%, công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng 20%, công nghiệp chế tạo, lắp ráp chiếm tỷ trọng 23,5% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 25%.
Kế hoạch cũng đưa ra các giải pháp cụ thể: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp; tăng cường rà soát, điều chỉnh bổ sung, xây dựng quy hoạch và quản lý quy hoạch đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao; đẩy mạnh tiến độ đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tăng cường hiệu quả xúc tiến thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại; đẩy mạnh cải cách hành chính cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tập trung đào tạo, thu hút nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp; tăng cường phát triển các cụm liên kết ngành công nghiệp.
Để việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU của Tỉnh ủy đạt hiệu quả, UBND tỉnh đề nghị:
Sở Công Thương phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh để thu hút, phát triển các ngành công nghiệp theo định hướng của tỉnh; tham mưu xây dựng phương án phát triển cụm công nghiệp giai đoạn 2021-2030 hoàn thiện, trình UBND tỉnh phê duyệt trong quý IV năm 2021.
Chủ trì hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hưởng ưu đãi đối với Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển theo đúng quy định; tiếp tục cập nhật thông tin doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ lên hệ thống cơ sở dữ liệu tại địa chỉ https://csdlcnht.hanam.gov.vn, tạo điều kiện tăng cường khả năng liên kết trong thu hút, phát triển công nghiệp hỗ trợ; tham mưu ban hành “Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025", trình UBND tỉnh trong tháng 11/2021; tăng cường hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025 ban hành theo Quyết định số 2478/QĐ-UBND ngày 03/12/2020 nhằm thúc đẩy phát triển mạnh hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh; tăng cường giám sát, đôn đốc Công ty Điện lực Hà Nam, các đơn vị kinh doanh điện trong các khu công nghiệp tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp trạm biến áp, đường dây tải điện theo quy hoạch, đảm bảo cung cấp điện ổn định phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì triển khai thực hiện sớm hoàn thành Quy hoạch tỉnh thời kì 2021- 2025, tầm nhìn đến năm 2050 báo cáo UBND tỉnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trên cơ sở đó tham mưu UBND tỉnh tổ chức các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư các dự án phát triển kinh tế xã hội; tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch đầu tư công của tỉnh đảm bảo hiệu quả, tập trung ưu tiên các lĩnh vực kết cấu hạ tầng quan trọng có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội, sản xuất công nghiệp; chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu ban hành “Quy định tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư vào tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030", hoàn thành trong quý II năm 2022; chủ trì thực hiện hiệu quả Chương trình cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025.
Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025; tăng cường kiểm tra, giám sát tiến độ đầu tư, thi công xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp của các chủ đầu tư; tham mưu UBND tỉnh chế tài phù hợp với các quy định của pháp luật ràng buộc trách nhiệm yêu cầu chủ đầu tư triển khai đầu tư đúng tiến độ cam kết, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng đầu cơ, giữ đất trong các khu công nghiệp; xác định rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương và chủ đầu tư trong công tác xúc tiến đầu tư nhằm phát huy hiệu quả của các khu công nghiệp.
Tham mưu ban hành Đề án "Nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ các khu công nghiệp giai đoạn 2021-202", trình UBND tỉnh phê duyệt trong quý IV năm 2021; tăng cường xúc tiến đầu tư thông qua hợp tác với các nhà đầu tư lớn, các cơ quan ngoại giao, các đơn vị tư vấn nước ngoài, các tập đoàn lớn, đa quốc gia nhằm khai thác hiệu quả từ các kênh thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước. Ưu tiên các dự án công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, chế biến, chế tạo có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, đóng góp lớn cho tăng trưởng và thu ngân sách nhà nước; rà soát nhu cầu lao động, chuyên môn, ngành nghề đào tạo cần cung cấp của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh làm cơ sở xây dựng chuỗi liên kết đào tạo, việc làm; phối hợp với Ban Quản lý Khu Đại học Nam Cao trong lựa chọn, xúc tiến thu hút nhà đầu tư thuộc lĩnh vực đào tạo dạy nghề có tiềm năng đầu tư vào Khu Đại học Nam Cao nhằm tạo nguồn cung lao động chất lượng, bền vững.
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện tham mưu kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện kịp thời đáp ứng nhu cầu đất phát triển công nghiệp. Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị có liên quan giải quyết kịp thời, đúng quy định liên quan đến đất đai đảm bảo cho các nhà đầu tư triển khai dự án thuận lợi; tham mưu cho tỉnh huy động các nguồn lực và có cơ chế chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư công trình thu gom, xử lý rác thải, nước thải nhất là trong các khu, cụm công nghiệp; hướng dẫn và giải quyết nhanh gọn các thủ tục về môi trường đối với các dự án đầu tư của các doanh nghiệp; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Sở Xây dựng tham mưu với UBND tỉnh hoàn thiện cơ chế, quy định về quy hoạch, phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh, đảm bảo quỹ đất phát triển nhà ở xã hội trong các quy hoạch đô thị; hướng dẫn, giải quyết kịp thời nhữngkhó khăn vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trên địa bàn tỉnh.
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì tham mưu xây dựng Đề án “Phát triển các trường học phục vụ con em người lao động các khu công nghiệp, khu công nghệ caotrên địa bàn tỉnh", coi trọng đẩy mạnh việc xã hội hóa giáo dục (mở rộng mạng lưới các trường mầm non tư thục... ) tại các khu công nghiệp phục vụ con em công nhân, người lao động nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu, tạo sự yên tâm cho người lao động làm việc tại đây. Hoàn thành, báo cáo UBND tỉnh ban hành trong quý I năm 2022. Phối hợp thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệpđáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực theo Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
Sở Y tế tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh các trạm y tế cơ sở, bệnh viện tư nhân trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu của người lao động tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao giúp đảm bảo người lao động được chăm sóc sức khỏe, có điều kiện cống hiến sức lao động, sức sáng tạo hơn cho hoạt động sản xuất.
Sở Khoa học và Công nghệ nâng cao chất lượng thẩm định, tham gia ý kiến về công nghệ các dự án đầu tư; tham mưu xây dựng và phát triển thị trường khoa học - công nghệ nhằm đưa các công nghệ tiên tiến, hiện đại phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh; đồng thời quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động chuyển giao, ứng dụng công nghệ; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham dự giải thưởng chất lượng quốc gia, quốc tế, tham gia các hội chợ, triển lãm về công nghệ thiết bị...
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu thu hút cơ sở đào tạo, dạy nghề chất lượng cao, tạo dựng chuỗi liên kết lao động sau đào tạo với doanh nghiệp. Quan tâm đào tạo chuyển đổi nghề và nâng cao kỹ năng nghề cho lao động nông thôn, lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khuyến khích khu vực tư nhân và các doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực chất lượng cao, gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu, đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động; chủ trì triển khai thực hiện hiệu quả các đề án, kế hoạch của UBND tỉnh về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đã phê duyệt.
Ban Quản lý khu Đại học Nam Cao chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ cùng với các đơn vị liên quan tham mưu đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ, thủ tục thành lập Khu công nghệ cao. Phấn đấu hoàn thành thủ tục thành lập và tiến hành xây dựng hạ tầng trước năm 2025. Phối hợp với các ngành, địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình xúc tiến đầu tư Khu Đại học Nam Cao đã được phê duyệt; tiếp tục liên hệ, lựa chọn các trường, cơ sở đào tạo uy tín, ưu tiên các cơ sở đào tạo có các ngành nghề phục vụ cho việc phát triển công nghiệp của tỉnh để tổ chức xúc tiến thu hút đầu tư góp phần đảm bảo cung cấp tại chỗ nguồn lao động có chất lượng cao cho các khu công nghiệp.
Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Hà Nam định hướng, chỉ đạo hoạt động ngân hàng trên địa bàn phù hợp với chủ trương, giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nướcViệt Nam và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đề ra trong giai đoạn 2021 - 2025. Phấn đấu, huy động vốn tại chỗ và đầu tư tín dụng cho nền kinh tế tăng trưởng bình quân khoảng 15% - 18%/năm; chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay để sản xuất, kinh doanh.
UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện tốt công tác thu hồi đất đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền, giải phóng mặt bằng đảm bảo nhanh gọn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển hạ tầng nói chung và hạ tầng các khu công nghệ cao, khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động, duy trì các kênh đối thoại với các nhà đầu tư để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư và hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục phối hợp với các sở, ngành của tỉnh thực hiện có hiệu quả 10 cam kết của tỉnh đối với các nhà đầu tư trên cơ sở kế thừa và có sự đổi mới, sáng tạo phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Công khai, minh bạch hệ thống chính sách, thông tin về kinh tế - xã hội, Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, danh mục dự án đầu tư, thủ tục hành chính... để tạo thuận lợi trong thu hút đầu tư.
Báo Hà Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các nội dung tuyên truyềnvận động về tiềm năng, môi trường đầu tư, chính sách, cơ chế khuyên khích, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh để thu hút các nhà đầu tư.
Chế độ báo cáo: Giao Sở Công Thương chủ trì, theo dõi, đôn đốc việc triển khai và báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch; năm 2023 sơ kết đánh giá việc thực hiện Kế hoạch và đề xuất giải pháp để hoàn thành mục tiêu kế hoạch; năm 2025, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch.