Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Thông tin chi tiết

Thông tin trả lời
<div class=ExternalClass5C1A5E17AA4144BEB936242F3FAC48AA>Xin chao Quý sở Xin quy sở cho biết ở tỉnh ta đã có dịch tay chân miệng chưa? Theo tôi dược biết thì đã có rồi và rất nhiều tại sao tỉnh ta lại không công bố dịch? Hay tôi ít xem truyền hình Hà Nam nên không thấy? Biện pháp khắc phục hiện dịch này thế nào? </div>
Nguyen Thanh Do
0919352999
Chau Son - Phu Ly - Ha Nam
28/11/2011
Vấn đề bạn hỏi Trung tâm y tế dự phòng tỉnh trả lời như sau: * Tỉnh Hà Nam có dịch tay chân miệng chưa? Bệnh tay chân miệng được ghi nhận trên địa bàn tỉnh từ cuối tháng 5/2011, đến ngày 12/12 đã có 293 trường hợp mắc, không ghi nhận trường hợp tử vong. Số mắc rải rắc ở các địa phương trên địa bàn tỉnh (68/116 xã/phường/thị trấn); chưa ghi nhận chùm ca bệnh. * Tại sao không công bố dịch? Bệnh tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có tính chất lưu hành địa phương. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có ghi nhận số mắc tay chân miệng cao hơn số mắc trung bình hàng năm; tuy nhiên tỉnh Hà Nam chưa công bố dịch bởi các lý do sau: 1) Việc công bố dịch căn cứ vào Quyết định số 64/2010/QĐ-TTg ngày 25/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm đúng thời điểm và Hướng dẫn của Bộ Y tế tại công văn số 7318/BYT-DP ngày 16/11/2011 về việc hướng dẫn thực hiện công bố dịch. 2) Căn cứ vào các văn bản trên và thực tế tình hình dịch bệnh tay chân miệng hiện nay tại Hà Nam vẫn trong tầm kiểm soát của ngành y tế, kết quả giám sát vi rút chưa có sự biến đổi tác nhân gây bệnh có nguy cơ làm tăng tỷ lệ tử vong, chưa có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh tế, xã hội và đời sống của nhân dân. Như vậy với quy mô, tính chất của bệnh tay chân miệng như trên thì hiện tại tỉnh Hà Nam chưa đủ điều kiện để công bố dịch. Biện pháp đã triển khai? Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, ngành y tế đã tích cực chủ động, phối hợp với các Ngành liên quan triển khai các hoạt động chủ động phòng chống bệnh dịch tay chân miệng theo các nội dung sau: - Đã tập trung, chỉ đạo các đơn vị trong ngành, phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan nhất là ngành giáo dục triển khai động bộ các hoạt động phòng chống dịch chủ động ngay từ khi ghi nhận ca bệnh đầu tiên. - Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện/thành phố, các Bệnh viện, Trạm Y tế tuyến xã đã phối hợp duy trì các hoạt động giám sát bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh tay – chân – miệng tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng đảm bảo phát hiện sớm và không bỏ sót ca bệnh. Hiện nay công tác giám sát được tăng cường hàng ngày nhằm theo dõi sát chủng vi rút gây bệnh. - Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã phối hợp với Đài PT-TH tỉnh xây dựng và liên tục phát triển các phóng sự và tin bài về phòng, chống bệnh tay chân miệng trên sóng Phát thanh truyền hình; biên soạn, đăng tải hàng chục tin bài về phòng chống bệnh tay chân miệng trên tạp trí của Ngành Y tế, Báo Hà Nam, Website Hà Nam, tạp trí của Sở Khoa học Công nghệ. - Xây dựng, phát hành các tài liệu hướng dẫn chẩn đoán, giám sát, phòng chống bệnh tay – miệng – cho tuyến cơ sở. - Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã chủ trì và phối hợp với Ngành giáo dục, Trung tâm Y tế tuyến huyện tổ chức xong 6 lớp tập huấn, truyền thông phòng chống bệnh tay chân miệng cho ban giám hiệu, cán bộ phụ trách công tác chăm sóc sức khỏe trường học và giáo viên của toàn bộ các trường mầm non của 6 huyện/thành phố trong toàn tỉnh. - Đã hoàn thành việc tập huấn cho 1.000 y tế thôn xóm, 116 trưởng trạm y tế các xã/phường/thị trấn và 18 cán bộ làm công tác phòng chống dịch của 6 trung tâm y tế huyện/thành phố về công tác giám sát và phòng chống bệnh tay chân miệng. - Tại các trường học: Phối hợp với ngành giáo dục kiểm tra công tác vệ sinh trường lớp, giám sát, theo dõi chặt chẽ các nhà trẻ, mẫu giáo có ghi nhận ca bệnh; tuyên truyền, hướng dẫn các nhà trẻ, mẫu giáo trong việc giám sát, theo dõi, cách ly ca bệnh và sát trùng tẩy uế lớp học. Cấp hóa chất khử khuẩn cloramin B và hướng dẫn khử khuẩn cho một số trường mầm non ở các trọng điểm có số mắc cao. - Tại nơi có các ca mắc bệnh đã hướng dẫn nhân dân, xử lý bệnh dịch triệt để nên không để bùng phát dịch lớn. * Hướng dẫn phòng bệnh: Bệnh tay – chân – miệng lây truyền bằng đường “phân – miệng” và tiếp xúc trực tiếp, nhưng chủ yếu lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng hoặc tiếp xúc với chất tiết và bài tiết của bệnh nhân trên dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi, bàn ghế, nền nhà, … Đặc biệt khi bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp, thì việc hắt hơi, nói chuyện sẽ tạo điều kiện cho vi rút lây lan trực tiếp từ người sang người do đó phòng bệnh chủ động có vai trò đặc biệt quan trọng và nhân dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau: - Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân đặc biệt là những phụ huynh học sinh, người làm công tác hậu cần ở nhà trường các kiến thức về đường lây truyền, vệ sinh cá nhân, cách ly bệnh nhân và các biện pháp phòng chống bệnh tay – chân – miệng; - Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: như rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và vệ sinh răng miệng, thông gió nhà cửa hàng ngày. - Làm sạch bề mặt và khử trùng các dụng cụ nhiễm bẩn chất tiết và bài tiết của bệnh nhân bằng dung dịch cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử trùng khác. - Phát hiện sớm các trường hợp mắc để xử lý và điều trị kịp thời. - Cách ly ngay các trường hợp mắc, không để lây lan ra cộng đồng. - Điều trị đúng phác đồ Bộ Y tế đã ban hành.
Thống kê Hỏi - Đáp
Tổng số câu hỏi:6079
Câu hỏi mới nhận:0
Câu hỏi đang trả lời:14
Câu hỏi đã trả lời:6065
Lĩnh vực được quan tâm nhất
  • Đấu thầu, mua sắm công
  • Doanh nghiệp
  • Đấu thầu, mua sắm công
  • Doanh nghiệp
  • Đấu thầu, mua sắm công
  • Doanh nghiệp