* Cơ quan ban hành: Viện kiểm sát nhân
dân tối cao.
* Ngày ban hành: 14/5/2019.
* Ngày có hiệu lực: 28/6/2019.
* Văn bản hết hiệu lực: Quy chế thi đua, khen
thưởng ngành Kiểm sát nhân dân ban hành theo Quyết định số 307/QĐ-VKSTC ngày 03
tháng 7 năm 2008 và Quy chế xét, tặng Kỷ niệm chương “Bảo vệ pháp chế” ban hành
theo Quyết định số 306/QĐ-VKSTC ngày 03 tháng 7 năm 2008 của Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao.
* Nội dung chính:
Thông tư này quy định
về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân, bao gồm: tổ chức
phát động phong trào thi đua; đối tượng, tiêu chuẩn danh hiệu thi đua và hình
thức khen thưởng; hồ sơ, thủ tục đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức
khen thưởng; Hội đồng thi đua, khen thưởng và Hội đồng sáng kiến các cấp; thẩm
quyền quyết định khen thưởng; tổ chức trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức
khen thưởng; cụm, khối thi đua và quỹ thi đua khen thưởng.
Những hành vi bị
nghiêm cấm
Thông tư quy định 06
hành vi bị nghiêm cấm: Tổ chức thi đua, khen thưởng trái với chính sách, pháp
luật của Nhà nước, quy định của Ngành; lợi dụng thi đua, khen thưởng để vụ lợi;
Cản trở hoặc ép buộc cá nhân, tổ chức tham gia phong trào thi đua; Kê khai gian
dối, làm giả hồ sơ, xác nhận, đề nghị sai trong thi đua, khen thưởng; Lạm dụng
chức vụ, quyền hạn để đề nghị, quyết định khen thưởng trái pháp luật; Lãng phí
tài sản của Nhà nước, của tập thể trong thi đua, khen thưởng; Lợi dụng thi đua,
khen thưởng để tố cáo, vu cáo không đúng sự thật.
Danh hiệu thi đua
Thông tư quy định danh
hiệu thi đua đối với cá nhân gồm: Lao động tiên tiến; Chiến sỹ thi đua cơ sở; Chiến
sỹ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân; Chiến sỹ thi đua toàn quốc. Đối với danh hiệu
thi đua đối với tập thể bao gồm 03 danh hiệu: Tập thể lao động tiên tiến; Tập
thể lao động xuất sắc; Cờ thi đua của ngành Kiểm sát nhân dân; Cờ thi đua của
Chính phủ.
Theo đó, Thông tư quy
định cụ thể các tiêu chuẩn để được xét tặng các danh hiệu.
Hình thức khen thưởng
và tiêu chuẩn khen thưởng
Theo Thông tư, có 05
loại hình khen thưởng gồm: Khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được; Khen
thưởng theo đợt (theo chuyên đề); Khen thưởng đột xuất; Khen thưởng quá trình cống
hiến; Khen thưởng đối. Có 03 hình thức khen thưởng gồm: Huân, Huy chương (Huân chương Sao vàng; Huân chương Hồ Chí
Minh; Huân chương Độc lập hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; Huân chương Lao động hạng
nhất, hạng nhì, hạng ba; Huân chương Chiến công hạng nhất, hạng nhì, hạng ba;
Huân chương Dũng cảm; Huân chương Hữu nghị; Huy chương Hữu nghị); Danh hiệu
vinh dự nhà nước (Anh hùng Lao động; Nhà
giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú); Bằng
khen, Giấy khen. Thông tư cũng quy định chi tiết tiêu chuẩn để khen thưởng.
Ngoài ra Thông tư còn
quy định các nội dung như kỷ niệm chương; hội đồng thi đau khen thưởng và hội đồng
sáng kiến các cấp; thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu; tuyên trình, hồ sơ, thủ
tục xét tặng danh hiệu thi đua; quỹ khen thưởng…
* Thủ tục hành chính do địa
phương thực hiện: 06 thủ tục.
- Đề nghị xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Tập thể
lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động xuất sắc”;
- Đề nghị xét tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua các cấp;
- Đề nghị xét tặng Cờ thi đua;
- Đề nghị tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu vinh
dự Nhà nước và danh hiệu “Anh hùng Lao động”;
- Đề nghị xét tặng “Bằng khen của Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”;
- Đề nghị xét tặng Kỷ
niệm chương “Vì sự nghiệp Kiểm sát”.
* Trách nhiệm triển khai thi hành: Viện kiểm sát nhân dân các cấp./.