Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Công văn V/v xét duyệt sáng kiến năm 2013

Thông tin chỉ đạo, điều hành Thi đua - khen thưởng  
Công văn V/v xét duyệt sáng kiến năm 2013

 

UBND TỈNH HÀ NAM

SỞ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

 
 

 


             Số: 373/SVHTTDL - VP 

"V/v xét duyệt sáng kiến năm 2013"

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
 

 


Hà Nam, ngày  05 tháng 9  năm 2013

Kính gửi: Các phòng, đơn vị thuộc Sở.

Căn cứ Công văn số 245/SKHCN-SHTT ngày 19/7/2013 của Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nam về việc triển khai công tác sáng kiến năm 2013;

Để chuẩn bị cho công tác xét duyệt sáng kiến năm 2013, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch yêu cầu các phòng, đơn vị thuộc Sở rà soát, hoàn thiện hồ sơ các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải tiến nghiệp vụ công tác, quản lý của đơn vị gửi về Thường trực Hội đồng sáng kiến của Sở trước ngày 05/10.

Các sáng kiến được Hội đồng sáng kiến của Sở công nhận là điều kiện cần để các cá nhân được công nhận danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở. Các sáng kiến tiêu biểu, xuất sắc (có tính mới, tính sáng tạo, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, có khả năng áp dụng rộng rãi trong toàn tỉnh) sau khi được Hội đồng sáng kiến của Sở công nhận sẽ hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến cấp tỉnh gửi về Sở Khoa học và công nghệ trước ngày 25/10 (qua Thường trực Hội đồng sáng kiến của Sở) để làm căn cứ đề nghị xét tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh.

Hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến năm 2013 gồm:

1. Báo cáo sáng kiến hoàn chỉnh: 01 bản theo mẫu gửi kèm (đối với hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến cấp tỉnh đóng 03 quyển).

2. Tài liệu mô tả sáng kiến và các tài liệu, giấy tờ có liên quan về sản phẩm, lợi ích thiết thực của sáng kiến hoặc các giấy tờ khác có liên quan (nếu có): 02 bản;

3. Văn bản đề nghị xét công nhận sáng kiến năm 2013 của đơn vị: 01 bản.

 Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị liên hệ, phản ánh qua Thường trực Hội đồng sáng kiến Sở, số điện thoại 0351. 3852 857 để tổng hợp báo cáo Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo kịp thời. Những trường hợp gửi hồ sơ đề nghị xét tặng sáng kiến sau ngày 05/10 sẽ không được xét công nhận sáng kiến năm 2013./.

Nơi nhận:                 

- Như kính gửi;

- Lãnh đạo Sở;

- Các thành viên Hội đồng;

- Lưu: VT, VP.

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

 

 

(đã ký)

 

 

GIÁM ĐỐC

Trần Quốc Hùng

 

 

Mẫu

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
 

 

 

                                                                 Hà Nam, ngày ……tháng….. năm 2013

BÁO CÁO

Sáng kiến cải tiến kỹ thuật (hoặc cải tiến nghiệp vụ công tác, quản lý của cơ quan, đơn vị; áp dụng công nghệ mới; giải pháp công tác; sáng kiến cải tiến lề lối làm việc; cải cách hành chính)

Về: (tên sáng kiến_______do cá nhân/ nhóm đặt)

 

Thông tin cá nhân:

- Họ tên cá nhân:

- Sinh năm:

- Chức vụ:

- Trình độ:                                                            

- Học hàm (Thạc sĩ, Đại học...):

- Chuyên ngành đào tạo (nếu có):

Phần mở đầu (làm rõ lý do, mục đích chọn sáng kiến)

- Bối cảnh của sáng kiến (trình bày vắn tắt về không gian, thời gian, thực trạng của việc thực hiện; tổng quan về vấn đề cần nghiên cứu).

- Lý do chọn sáng kiến: sự cần thiết tiến hành chọn sáng kiến; sáng kiến nhằm giải quyết vấn đề gì? Vấn đề giải quyết có thiết thực gắn với nhiệm vụ được phân công hay vấn đề cần thiết của ngành không?

- Phạm vi và đối tượng áp dụng của sáng kiến: xác định phạm vi áp dụng sáng kiến, giới hạn lĩnh vực và đối tượng áp dụng (sáng kiến cần tập trung giải quyết cho một bộ phận, một lĩnh vực hoặc một vấn đề cụ thể nào đó trong chuyên môn).

- Mục đích của sáng kiến: giải quyết được những vấn đề khó khăn gì trong công tác. Mục đích của sáng kiến (nâng cao trình độ nghiệp vụ công tác của bản thân, để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, để tham gia nghiên cứu khoa học…). Đóng góp mới của sáng kiến về mặt lý luận, về mặt thực tiễn?

Phần nội dung

1. Thực trạng của công việc trước khi áp dụng sáng kiến, giải pháp mới:

- Mô tả đầy đủ, chi tiết tình trạng kỹ thuật hoặc phương pháp tổ chức sản xuất, công tác, tác nghiệp thường làm trước khi áp dụng những giải pháp mới.

- Nêu, phân tích rõ những ưu, nhược điểm; thuận lợi, khó khăn của giải pháp cũ. Phân tích nguyên nhân dẫn đến tình hình đó.

2. Nội dung sáng kiến:

- Trình bày những biện pháp, các bước cụ thể đã tiến hành để giải quyết vấn đề, trong đó có nhận xét về vai trò, tác dụng, hiệu quả của biện pháp;

- Trình bày các bước/quy trình thực hiện giải pháp;

- Trình bày đầy đủ, chi tiết bản chất của giải pháp mới gồm: Mục đích của giải pháp; những điểm khác biệt/tính mới/tính sáng tạo của giải pháp mới so với giải pháp trước đó.

* Ưu, nhược điểm của giải pháp mới:

3. Khả năng áp dụng của sáng kiến:

- Sáng kiến đã được áp dụng hay áp dụng thử chưa? ở đâu?

- Nêu lĩnh vực mà sáng kiến có thể áp dụng.

- Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.

- Phạm vi áp dụng sáng kiến: sáng kiến đó có thể áp dụng trong cơ quan, địa phương, ngành hay toàn tỉnh.

4. Hiệu quả dự kiến có thể thu được khi áp dụng sáng kiến

a. Hiệu quả kinh tế:

Đánh giá hiệu quả kinh tế của sáng kiến thông qua số tiền làm lợi sau một năm áp dụng sáng kiến.

b. Hiệu quả xã hội:

Đánh giá những tác động từ việc áp dụng sáng kiến: hiệu quả công tác, nâng cao điều kiện an toàn lao động, cải thiện điều kiện sống, làm việc, bảo vệ môi trường, sức khỏe con người, cộng đồng, tạo ra hướng mới cho tương lai…

Phần kết luận

- Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng sáng kiến của bản thân.

- Ý nghĩa trong công tác thực tiễn của sáng kiến.

- Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của sáng kiến.

- Những kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng sáng kiến có hiệu quả.

Trên đây là báo cáo sáng kiến/giải pháp về….. của cá nhân/nhóm… , trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh (đối với trường hợp đề nghị công nhận sáng kiến cấp tỉnh) xem xét và công nhận./.

 

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO

 

 

 

 

 

 

 Ghi chú:

1. Sáng kiến: là ý tưởng, là việc tìm ra cái mới, phương pháp làm việc mới, giải pháp mới khi thực hiện sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

2. Giải pháp: là phương pháp giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó trong lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoặc đảm nhiệm.