Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Phê duyệt tiếp nhận viên trợ phi Chính phủ nước ngoài.

Thủ tục hành chính Lĩnh vực Ngoại vụ  
Phê duyệt tiếp nhận viên trợ phi Chính phủ nước ngoài.

- Trình tự thực hiện:       

Bước 1:

 Các tổ chức, cá nhân tìm hiểu thủ tục và chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Bước 2:

- Các tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh (số 90 đường Trần Phú, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam).

- Bộ phận tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì ra phiếu hẹn và trao cho người nộp;

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì Bộ phận tiếp nhận hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ bổ sung cho đầy đủ theo quy định.

Bước 3:

Phòng Ngoại vụ Văn phòng UBND tỉnh thẩm định hồ sơ, báo cáo Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

Đến ngày hẹn ghi trong phiếu hẹn, các tổ chức và cá nhân đến Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để nhận kết quả giải quyết.

- Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Văn phòng UBND tỉnh Hà Nam.

- Thành phần, số lượng hồ sơ: * Thành phần:

- Chủ khoản viện trợ PCPNN chịu trách nhiệm phối hợp với Bên tài trợ tổ chức xây dựng văn kiện chương trình, dự án hoặc hồ sơ khoản viện trợ phi dự án, đảm bảo tuân thủ các quy định tại Điều 9 của Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ. Chủ khoản viện trợ có văn bản chính thức đề nghị Cơ quan chủ quản tiến hành thủ tục trình duyệt việc tiếp nhận khoản viện trợ PCPNN.

Kết cấu văn kiện chương trình, dự án phải được xây dựng theo mẫu Phụ lục 1a, 1b, 1c của Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (kèm theo trong phụ lục).

- Đối với văn kiện chương trình, dự án PCPNN gồm có:

+ Văn bản đề nghị phê duyệt của chủ khoản viện trợ PCPNN.

+ Văn bản của bên tài trợ thống nhất với nội dung khoản viện trợ PCPNN và thông báo hoặc cam kết xem xét tài trợ cho khoản viện trợ PCPNN đó. Về hàng hóa viện trợ đã qua sử dụng thì bên tài trợ phải có văn bản xác nhận khoản hàng hóa đó còn hơn 80% so với giá trị sử dụng mới theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 của Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 93/2009/NĐ-CP.

+ Dự thảo văn kiện chương trình, dự án (bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài) và dự thảo Thỏa thuận viện trợ PCPNN cụ thể (nếu được yêu cầu để ký kết thay văn kiện chương trình, dự án sau này).

Trường hợp dự án đầu tư sử dụng vốn viện trợ PCPNN thì nội dung dự án phải được xây dựng theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng công trình, bổ sung thêm lý do sử dụng vốn viện trợ PCPNN.

+ Bản sao Giấy đăng ký hoạt động hoặc bản sao giấy tờ hợp pháp về tư cách pháp nhân của bên tài trợ. Các bản sao cần được hợp pháp hóa lãnh sự để đảm bảo tính hợp pháp của văn bản.

- Hồ sơ khoản viện trợ phi dự án bao gồm các văn bản chủ yếu sau đây:

+ Văn bản đề nghị trình phê duyệt của cơ quan chủ khoản viện trợ có thể hiện các nội dung chủ yếu:

    Trị giá của khoản viện trợ phi dự án.

    Tính phù hợp của khoản viện trợ phi dự án với định hướng, kế hoạch dài hạn phát triển, nhu cầu cụ thể của đơn vị thụ hưởng viện trợ PCPNN.

     Phương thức tổ chức thực hiện và cơ chế phối hợp trong quá trình thực hiện.

    Khả năng đóng góp của địa phương, đặc biệt là nguồn vốn đối ứng để tiếp nhận và sử dụng viện trợ phi dự án.

 + Văn bản của Bên tài trợ thông báo hoặc cam kết xem xét tài trợ cho khoản viện trợ phi dự án đó. Đối với khoản hàng hóa đã qua sử dụng thì bên tài trợ phải có văn bản xác nhận khoản hàng hóa đó còn hơn 80% so với giá trị sử dụng mới.

 + Các văn bản ghi nhớ với Bên tài trợ; những cam kết, điều kiện tiên quyết và các điều kiện khác đối với khoản viện trợ của bên tài trợ; nghĩa vụ và cam kết của bên tiếp nhận; dự thảo danh mục các khoản viện trợ phi dự án.

+ Bản sao Giấy đăng ký hoạt động hoặc bản sao giấy tờ hợp pháp về tư cách pháp nhân của bên tài trợ. Các bản sao cần được hợp pháp hóa lãnh sự để đảm bảo tính hợp pháp của văn bản.

- Đối với khoản viện trợ phi dự án là các phương tiện đã qua sử dụng thì ngoài các văn bản đã quy định trên, cần có các văn bản sau:

+ Bản đăng ký hoặc Giấy chứng nhận sở hữu phương tiện của bên tài trợ;

+ Giấy chứng nhận đăng kiểm của cơ quan có thẩm quyền của nước bên tài trợ. Trong trường hợp có phương tiện tạm nhập tái xuất thì cần có Giấy chứng nhận đăng kiểm của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

- Văn bản giám định phương tiện vận tải còn hơn 80% so với giá trị sử dụng mới do tổ chức giám định có thẩm quyền của nước Bên tài trợ xác nhận.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:    Cá nhân, tổ chức nước ngoài

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:         

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Văn phòng UBND tỉnh Hà Nam.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản phê duyệt của UBND tỉnh

- Lệ phí (nếu có): Không

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:           

- Nghị định 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.

- Thông tư 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thi hành Nghị định 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.

 

th