10/04/2021
Chiều ngày 09/4/2021, tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Tỉnh uỷ Hà Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: "Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến - Người chiến sỹ cộng sản kiên trung, tài năng, người con ưu tú của quê hương Hà Nam" nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Hữu Tiến (05/3/1901-05/3/2021).
|
05/03/2021
Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến sinh ra và lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng của quê hương Lũng Xuyên (nay là tổ dân phố Lũng Xuyên, phường Yên Bắc, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam), cùng truyền thống yêu nước của gia đình đã đưa đồng chí từ người thanh niên yêu nước trở thành người chiến sỹ cách mạng kiên trung, sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
|
22/02/2021
Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến tức Trương Xuân Chinh (còn có tên gọi là giáo Hoài, Hải Đông, Huế Lâm, Huế Tiến, Anh Hai Bắc Kỳ, Anh Hai kỹ sư, ông Hai họa sĩ, thầy giáo Hai...), sinh ngày 05/3/1901 tại làng Lũng Xuyên, tổng Yên Khê, huyện Duy Tiên (nay là tổ dân phố Lũng Xuyên, phường Yên Bắc, thị xã Duy Tiên), tỉnh Hà Nam trong một gia đình nhà Nho yêu nước.
|
30/11/2018
Trong số những chiến sĩ cộng sản tiền bối tiêu biểu quê hương Hà Nam, rất nhiều người đã từng là thầy giáo - những nhà giáo, chiến sĩ cách mạng ấy có thể kể đến: Nhà giáo Hồ Xanh (Nguyễn Thượng Cát, quê Phủ Lý), nhà giáo Nam Cao (Trần Hữu Tri, quê Lý Nhân), đặc biệt là nhà giáo quê hương Lũng Xuyên, Yên Bắc, Duy Tiên mang tên “Giáo Hoài” - Nguyễn Hữu Tiến.
|
02/08/2016
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, mặc dù đã giành được chính quyền nhưng trong bối cảnh thù trong, giặc ngoài cộng với trăm nghìn khó khăn của đất nước nên việc tuyên truyền, giác ngộ quần chúng cách mạng càng trở thành yêu cầu cấp bách. Để phục vụ cho công tác thông tin, tuyên truyền, tỉnh Hà Nam lúc đó ngoài Báo Xung Phong còn có một số tờ báo khác như “Quyết Chiến”, “Bó Đuốc”.
|
02/08/2016
Thi hào Nguyễn Khuyến (1835-1909), thuở nhỏ tên Thắng, tự Miễn Chi, hiệu Quế Sơn, sinh ở quê mẹ, nhưng tám tuổi về sống ở quê cha, làng Vị Hạ, tục gọi là làng Và (nay thuộc xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam)...
|
19/11/2015
Nguyễn Du (1765 - 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, sinh tại kinh thành Thăng Long (nay là thủ đô Hà Nội). Nguyễn Du mồ côi cha mẹ từ năm 13 tuổi. Năm 1783, Nguyễn Du thi đậu Tam trường, được tập ấm một chức quan võ của người cha nuôi họ Hà ở Thái Nguyên. Sau đó, Nguyễn Du lấy vợ là bà Đoàn Thị Huệ, người làng An Hải, huyện Quỳnh Côi, trấn Sơn Nam (nay là tỉnh Thái Bình) con gái của tiến sỹ Đoàn Nguyễn Thục. Năm Mậu Thân (1788), khi Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu Quang Trung, Nguyễn Du lánh về nhà anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn tại Thái Bình.
|
11/09/2008
Hàng năm, đã thành nếp bao đời, cứ đến ngày rằm tháng riêng âm lịch, tại từ đường Nguyễn Khuyến lại tổ chức trọng thể lễ tưởng niệm ngày mất của nhà thơ. Quan chức trong xã, trong huyện và của tỉnh, các tầng lớp nhân dân xa gần về dự lễ khá đông.
|
|
|
|
|
05/02/2004
Bạch Đông Ôn tự là Hòe Phủ, quê ở xã Lạc Tràng, Kim Bảng cũ, nay thuộc xã Lam Hạ, huyện Duy Tiên.
Bạch Đông Ôn đỗ Hoàng giáp năm 25 niên hiệu Minh Mạng thứ 16 (1835). Trước sau chỉ giữ một chức quan bậc trung, tính tình cương trực, điềm đạm và sống liêm khiết. Đời vua Thiệu Trị , khi đang làm quan Ngự sử, ông nhiều lần can gián triều đình, ra sức can ngăn việc đem quân đi lấn chiếm, đề nghị cho bãi binh để quân sĩ được nghỉ ngơi, phục hồi sức lực.
|
|
|