Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Tin theo danh mục

Tin theo lĩnh vực Giảm nghèo bền vững  
08/01/2023
Ngày 05/01/2023, UBND tỉnh Hà Nam ban hành Quyết định số 03/2023/QĐ-UBND về việc quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
12/10/2021
Chủ động chuyển đổi ngành nghề khi sản xuất bị tác động bởi dịch bệnh Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nếu áp mức chuẩn nghèo mới giai đoạn 2021-2025, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo ở Hà Nam sẽ tăng gấp đôi, gấp ba, thậm chí gấp 4 lần tỷ lệ cũ. Đây là giai đoạn người dân phải đối mặt với những thách thức to lớn từ đại dịch Covid-19, các loại dịch bệnh khác và những tác động từ biến đổi khí hậu lên sản xuất nông nghiệp. Chuyển đổi ngành nghề sản xuất đối với người dân có nguy cơ tái nghèo hoặc chạm mức cận nghèo là cần thiết khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn đang “khát” lao động; các làng nghề truyền thống vẫn ổn định sản xuất và thị trường tiêu thụ.
10/10/2021
Giải pháp nào giúp nông dân thoát nghèo bền vững ? Không ai biết khi nào thì dịch Covid-19 kết thúc. Cả hệ thống chính trị và nhân dân đều xác định mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Người nông dân nếu làm ruộng không lời lãi, không thể giàu có được, thì ai sẽ là người giúp họ thoát nghèo? Bài toán giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 sẽ khó giải hơn nếu không có giải pháp giúp nông dân có việc làm, có thu nhập ổn định.
08/10/2021
Dịch bệnh Covid -19 đang diễn biến hết sức phức tạp, tốc độ lây nhiễm nhanh khiến nhiều địa phương phải kiểm soát chặt chẽ, hạn chế đi lại, hạn chế xuất nhập cảnh, hạn chế tụ tập đông người. Do đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển kinh tế của cả nước nói chung và tỉnh Hà Nam nói riêng.
07/10/2021
Nhiều lao động tự do ở những khu vực thực hiện giãn cách hoặc phong toả khi Hà Nam bùng phát dịch trở lại từ 19/9 phải dừng việc, không có thu nhập. Bình thường, những đối tượng này đã gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm, ổn định thu nhập, bảo đảm đời sống gia đình, và nay đối mặt với dịch bệnh Covid-19, họ càng thêm khó. Tuy nhiên, những lao động tự do vùng dịch đã và đang được quan tâm hỗ trợ để giảm bớt khó khăn.
01/10/2021
Mặc dù, trong nhiều năm qua, Hà Nam cùng cả nước thực hiện tốt chương trình giảm nghèo bền vững, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025, Hà Nam đối mặt với những thách thức không nhỏ bởi tác động của đại dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác, tiêu chí đánh giá chuẩn nghèo mới… Để tiếp tục thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, ổn định an sinh, giảm nghèo bền vững trong giai đoạn mới cần có sự đổi mới tư duy trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong tỉnh.
01/11/2020
Tốt nghiệp THCS, vào làm công nhân tại KCN Đồng Văn, nhưng “có chí thì nên”, sau hơn 10 năm lao động, học hỏi, hiện Bùi Văn Sơn (quê phường Bạch Thượng, thị xã Duy Tiên) đã là một lao động có tay nghề cao của Công ty cổ phần nhựa châu Âu (EuP). Với tinh thần lao động trách nhiệm, nhiệt tình giúp đỡ các lao động trẻ, Sơn được đồng nghiệp quý mến và lãnh đạo công ty tin tưởng giao làm Tổ trưởng Tổ KCS.
28/09/2020
HTX rau an toàn Thanh Tân (Thanh Liêm) có tổng diện tích sản xuất 3 ha, với 9 hộ thành viên tham gia. Trong đó, diện tích sản xuất rau ăn lá 1,5 ha, cà chua 1 ha, còn lại 0,5 ha trồng bí đỏ, khoai tây. Do sản lượng rau, củ, quả vào chính vụ thu hoạch khá lớn, đòi hỏi HTX phải đảm bảo đầu ra ổn định cả về số lượng và giá bán. Chỉ tính riêng cà chua, thời điểm rộ mỗi ngày cho thu 300 – 400 kg quả.
28/09/2020
Trên vùng đất bãi ven sông Châu, thuộc xã Đồng Du (Bình Lục) hiện đã hình thành vùng trồng nho có diện tích gần 2 ha. Đây là loại cây trồng mới, lần đầu tiên được đưa vào sản xuất theo hướng hàng hóa trên địa bàn. Cây nho ở đây đang hứa hẹn tạo nên sự chuyển biến mới về hiệu quả, giá trị trên đồng ruộng.
21/09/2020
Trang trại nuôi gà sạch bằng phương pháp thảo dược của Công ty cổ phần Go Fresh Việt Nam được triển khai từ đầu năm 2019 tại xã Liêm Phong (huyện Thanh Liêm).
15/09/2020
Sau 10 năm triển khai thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Đề án 1956), hàng nghìn lao động thuộc diện người có công với cách mạng, hộ bị thu hồi đất, người khuyết tật, người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo… của thành phố Phủ Lý đã được đào tạo nghề, có việc làm, ổn định cuộc sống. Riêng đối với người nghèo, đề án đã mở ra những cơ hội, điều kiện cho những ai được học nghề vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, không phải ai nghèo cũng có thể học nghề bởi còn đó những trở ngại không dễ vượt qua.
22/05/2020
Theo ông Nguyễn Chín Hiệp, Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) huyện Lý Nhân, nuôi bò là một mô hình sinh kế giảm nghèo đối với các hộ nghèo trên địa bàn huyện.
07/05/2020
Tỉnh Hà Nam hiện có 5.720,1 ha cây ăn quả, trong số này chỉ có 1.673,8 ha được trồng tập trung. Về cơ cấu và diện tích cây trồng, diện tích chuối chiếm 30% tổng diện tích cây ăn quả, nhãn 27%, vải 4,7%, bưởi 10%, cam và quýt 4,8%. Còn lại là một số diện tích ổi, táo, mít, xoài...
03/04/2020
Triển khai thực hiện Quy định số 15-QĐ/TW, ngày 28/8/2006 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về đảng viên làm kinh tế tư nhân (Quy định 15), trên địa bàn huyện Lý Nhân đã xuất hiện nhiều gương đảng viên làm kinh tế giỏi. Phát huy tinh thần tiền phong, gương mẫu, họ không chỉ làm giàu cho bản thân, gia đình mà còn góp phần lan tỏa trong các tầng lớp nhân dân về sự năng động, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
14/12/2019
Đầu năm 2019, anh Trần Đức Hậu, thôn 5 (xã Nhân Khang, Lý Nhân) tích tụ 2,7 ha đất bằng cách thuê lại của người dân để trồng cây dược liệu- cây cà gai leo. Hiện nay, năng suất đạt 1,7 tạ/sào và với giá cà gai leo phơi khô bình quân 45.000 đồng/kg, mỗi sào cho thu nhập khoảng 7 triệu đồng.
1234
Previous Page 1-15 Next Page