Bí thư Tỉnh uỷ Lê Thị Thuỷ thăm, chúc Tết, trồng cây và kiểm tra sản xuất đầu năm tại huyện Thanh Liêm
Thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 15/9/2021 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Hà Nam tập trung khai thác lợi thế, xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo hướng hiện đại có năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững và sức cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, góp phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Năm 2023, tình hình nông nghiệp, nông thôn của tỉnh đạt được kết quả quan trọng và khá toàn diện. Nông nghiệp phát triển với tốc độ cao và ổn định theo hướng sản xuất hàng hóa. Kinh tế nông nghiệp chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ; các mô hình tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới, phát triển. Chất lượng nguồn nhân lực nông thôn có bước nâng lên. Giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 8.585,0 tỷ đồng, tăng 1,7% so với thực hiện năm 2022, đạt 99,87% kế hoạch năm. Tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 15/9/2021 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Bên cạnh đó, các cơ chế hỗ trợ đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp được tiếp tục thực hiện như: Thực hiện quy hoạch và tích tụ ruộng đất, liên kết sản xuất nông sản sạch, hàng hóa, thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất cây trồng hàng hóa chất lượng cao, sản xuất sản phẩm sạch giá trị cao, ứng dụng công nghệ cao, cơ giới hóa sản xuất... Tập trung xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện các chương trình, đề án: Phát triển dịch vụ mạ khay, cấy máy tỉnh Hà Nam giai đoạn 2020-2023; phát triển đàn lợn nái áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo phục vụ nhiệm vụ tái đàn lợn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2023; mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025; duy trì các mô hình nuôi cá ứng dụng công nghệ “Sông trong ao"; xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả an toàn vùng chuyển đổi đất lúa tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025; thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng và nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa. Chỉ đạo gieo trồng theo đúng khung thời vụ, tích cực hướng dẫn người dân chăm sóc, phòng trừ các loại sâu bệnh trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển; năng suất lúa cả năm ước đạt 62,5 tạ/ha, đạt 102,34% kế hoạch; sản lượng lúa cả năm ước đạt 359.433,1 tấn, đạt 103,5% kế hoạch.
Kênh mương tại xã Bồ Đề, huyện Bình Lục được đầu tư xây dựng kiên cố phục vụ tốt cho phát triển sản xuất nông nghiệp
Chăn nuôi tiếp tục tái cơ cấu theo hướng tăng quy mô trang trại, hộ chăn nuôi chuyên nghiệp, giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia cầm quy mô trang trại, phát triển bò thịt quy mô nhỏ tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp và lao động nông nhàn theo đúng định hướng của tỉnh. Công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được triển khai quyết liệt; kịp thời phát hiện, khoanh vùng, dập dịch không để lây lan ra diện rộng. Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai mạnh mẽ, hiệu quả. Dự kiến đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 43 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao. Tỷ lệ lao động nông nghiệp/tổng lao động xã hội tỉnh đến hết năm 2023 ước còn 87.607/477.694 người chiếm tỷ lệ 18,34%.
Năm 2024, tỉnh đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp: Tiếp tục thực hiện quyết liệt Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 15/9/2021 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp như: Tập trung dồn đổi ruộng đất, liên kết sản xuất nông sản sạch, hàng hóa, thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất cây trồng hàng hóa chất lượng cao, sản xuất sản phẩm sạch giá trị cao, ứng dụng công nghệ cao, cơ giới hóa sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa… Chú trọng khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao.
Tập trung triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn đoạn 2021-2025. Thực hiện tốt các giải pháp về hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân qua các chương trình, đề án phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Tập trung xây dựng xã nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021 - 2025. Phấn đấu đến hết năm 2024, toàn tỉnh có ít nhất 50 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm, tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; chủ động phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; xây dựng nông thôn mới bền vững./.
Thúy Anh