Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Thông tin chi tiết

Thông tin trả lời
Sở Tài nguyên và Môi trường
Gia đình tôi có mua 1 thửa đất 2 lúa của UBND xã Đồng Hoá và năm 2003 và được cấp GCNQSDĐ ngày 22 tháng 06 năm 2006 (Thửa đất số 122 tờ bản đồ PL1 tờ7) với diện tích sử dụng là 108m2 trong đó có 100m2 là đất sử dụng riêng và 8m2 là đất UB HNK. Hiện tại thửa đất của gia đình tôi đang bị gia đình ông Đinh Văn Long trú tại thôn 2 Lạc Nhuế - Đồng Hoá lấn chiếm phần diện tích là 10m2. Ngày 21/05/2018 Gia đình tôi đã làm đơn khiếu nại về việc gia đình ông Long gửi lên UBND xã Đồng Hoá, nhưng đến ngày 05/08/2018 UBND xã không có một động thái nào giải quyết vấn đề trên của tôi (Chỉ gọi điện mời tôi sang làm việc, UBND không cử cán bộ sang kiểm tra hiện trạng, cũng như không mời phía ông Long sang làm việc). Vì phía UBND xã không có động thái giải quyết đơn thư khiếu nại của tôi, đến ngày 20/08/2018 tôi có tới buổi tiếp dân của UBND huyện Kim Bảng và gặp được ông Lưu Trần Sơn Phó Chủ Tịnh huyện, đến ngày 10/09/2018 gia đình tôi thấy sự việc vẫn không được huyện quan tâm giải quyết thì bố tôi là ông Lê Văn Tuyển có xuống các buổi tiếp dân tiếp theo của UBND huyện vào các ngày 10/09, 10/10/2018 và gặp ông Phạm Hồng Sơn - Chủ tịnh UBND huyện Kim Bảng có hứa sẽ cho cán bộ phòng Tài Nguyên và Môi trường,Thanh tra huyện về phối hợp cùng UBND xã để giải quyết các vấn đề theo đơn thư của tôi. Tuy nhiên đến ngày hôm nay 19/11/2018 (đã hơn 1 tháng) gia đình tôi chưa thấy được bất cứ một động thái, hành động nào của UBND huyện đến kiểm tra cũng như giải quyết vấn đề theo đơn thư của tôi. Vậy tôi xin hỏi gia đình tôi cần làm các bước như nào tiếp theo để có thể lấy lại phần đất mà gia đình tôi bị chiếm dụng và UBND xã, UBND huyện sao lại chưa giải quyết cho gia đình tôi. Trân trọng cảm ơn!
Lê Văn Tuyền
Thôn 2 Lạc Nhuế, Đồng Hoá, Kim Bảng, Hà Nam
19/11/2018
Theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013, việc hòa giải tranh chấp đất đai như sau:
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Điều 203 Luật đất đai năm 2013 quy định Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Từ những quy định trên, các bên tranh chấp không hòa giải được thì bạn có thể gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải và giải quyết theo những quy định nêu trên./.

Thống kê Hỏi - Đáp
Tổng số câu hỏi:5983
Câu hỏi mới nhận:0
Câu hỏi đang trả lời:14
Câu hỏi đã trả lời:5969
Lĩnh vực được quan tâm nhất
  • Đấu thầu, mua sắm công
  • Doanh nghiệp
  • Đấu thầu, mua sắm công
  • Doanh nghiệp
  • Đấu thầu, mua sắm công
  • Doanh nghiệp