Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hội nghị ký kết Quy chế phối hợp liên ngành

Tin tức - Sự kiện Tin tổng hợp  
Hội nghị ký kết Quy chế phối hợp liên ngành
Chiều ngày 20/9/2023, tại hội trường Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, Tòa án Nhân dân tỉnh, Thanh tra tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Cục Quản lý thị trường Hà Nam, Chi cục Hải quan Hà Nam và Trại giam Nam Hà (Cục C10 - Bộ Công an), Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Hà Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tổ chức hội nghị ký kết Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trên địa bàn tỉnh Hà Nam (sửa đổi, bổ sung); trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và tuyên truyền pháp luật trên địa bàn (sửa đổi, bổ sung); trong công tác giám định pháp y (sửa đổi, bổ sung).

z4710749331228_c158db0bd815.jpg

Đại biểu dự hội nghị

Dự hội nghị có bà Đinh Thị Lụa - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan...

 Đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị để đảm bảo giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo hành lang pháp lý an toàn cho phát triển kinh tế, xã hội và ổn định đời sống Nhân dân. Trong thời gian qua, việc đấu tranh phòng, chống tội phạm của các cơ quan chức năng trên địa bàn đã có nhiều cố gắng, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm và phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị địa phương. Năm 2018, 2019, liên ngành các cơ quan trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã ký kết 03 Quy chế phối hợp liên ngành công tác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác giám định pháp y, công tác tuyên truyền pháp luật trên địa bàn tỉnh. Qua hơn 04 năm thực hiện các quy chế, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và đòi hỏi của công cuộc cải cách tư pháp, việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung đối với 03 Quy chế phối hợp đảm bảo phù hợp với các quy định mới của pháp luật và yêu cầu nhiệm vụ chính trị địa phương; đồng thời tạo ra cơ chế giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và tuyên truyền pháp luật, công tác giám định pháp y, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

DSC_6390.jpg
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đinh Thị Lụa phát biểu chỉ đạo hội nghị

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đinh Thị Lụa đề nghị các ngành thực hiện tốt các quy chế phối hợp, cùng họp bàn để đi đến thống nhất trong giải quyết các vụ, việc, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm và phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị địa phương. Các đơn vị triển khai, quán triệt tới toàn bộ cán bộ, công chức đơn vị mình, thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật cũng như các quy định, yêu cầu của quy chế sửa đổi, bổ sung đã ký kết. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện 03 Quy chế, rút ra kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế cần khắc phục và những bài học kinh nghiệm để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả phối hợp trong công tác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác giám định pháp y, công tác tuyên truyền pháp luật; kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo các vấn đề liên quan theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường pháp lý an toàn, minh bạch, là động lực quan trọng cho sự ổn định và phát triển của tỉnh.

z4710749229812_b1157f485bf1.jpg

z4710749305140_96e33dae1504.jpg

z4710749296753_55c421f6f175.jpg

Các cơ quan  ký kết Quy chế phối hợp liên ngành

Tại hội nghị, các cơ quan đã ký kết Quy chế phối hợp liên ngành./.

Phạm Nga