Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Tin tức - Sự kiện Tin tổng hợp  
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
Chiều tối ngày 02/4/2024, tại Hà Nội, đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị - Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị trực tuyến với các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển năm 2024.

20240402193222-66anhubtt2.jpg

Quang cảnh hội nghị

Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hà Nam có đồng chí Trần Xuân Dưỡng - Tỉnh ủy viên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành có liên quan.

Năm 2023, dưới sự chỉ đạo sâu sát của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trực tiếp và thường xuyên là Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ, công tác ngoại giao kinh tế đã có những bước phát triển mới theo hướng toàn diện, thực chất và hiệu quả hơn. Trong 60 hoạt động đối ngoại cấp cao từ đầu năm 2023 đến nay, nội dung kinh tế trở thành trọng tâm, mang lại các kết quả cụ thể, thực chất và nhiều cam kết, thỏa thuận hợp tác kinh tế với các đối tác. Quan hệ đối ngoại tiếp tục được mở rộng, khuôn khổ quan hệ với 30 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện được củng cố, nâng tầm, nâng cấp. Từ đầu năm 2023 đến nay, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 04 đối tác chủ chốt, nâng tổng số đối tác chiến lược toàn diện lên 07 nước.

Các bộ, ngành, cơ quan đại diện tăng cường hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp tham gia các hoạt động đối ngoại, tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến ở trong và ngoài nước, kết nối với các đối tác quốc tế, qua đó hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp mở rộng thị trường, vận động đầu tư FDI chất lượng cao, thu hút ODA thế hệ mới. Công tác hội nhập và liên kết kinh tế quốc tế được đẩy mạnh sâu rộng, góp phần nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam, gắn với thu hút các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế. Các hoạt động trao đổi, tham vấn các đối tác, viện nghiên cứu, học giả quốc tế về các vấn đề kinh tế - phát triển, các vấn đề mới nổi của kinh tế thế giới được tố chức với nội dung thiết thực, phục vụ Chính phủ, địa phương trong xây dựng chính sách và điều hành kinh tế - xã hội.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về một số vấn đề: Tình hình thế giới và khu vực, thị trường ở các nước Việt Nam hợp tác; chất lượng sản phẩm, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; công tác phối hợp trong nước và ngoài nước, giữa các bộ, ngành với nhau, giữa doanh nghiệp - nhà nước - người dân; tình hình thích ứng của các doanh nghiệp...

đóng góp ý kiến về các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao kinh tế là tập trung đôn đốc, thúc đẩy, các thỏa thuận với các đối tác, nhất là trong các lĩnh vực mới như bán dẫn, công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số....

197d2204414t5750l4-2.jpg
​Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta cần phát triển nhanh nhưng phải bền vững; không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần; phát triển hài hoà giữa chính trị, văn hóa, kinh tế, quốc phòng - an ninh, phòng, chống tham nhũng; hài hoà lợi ích của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp.

Thủ tướng nhấn mạnh “3 cùng": Cùng lắng nghe và thấu hiểu; cùng chia sẻ tầm nhìn, nhận thức và hành động; cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và phát triển. Điều này luôn luôn đúng khi triển khai với các doanh nghiệp, đối tác, người dân.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Các bộ, ngành, doanh nghiệp tiếp tục rà soát lại, nắm chắc tình hình thế giới và khu vực để củng cố các thị trường đã có, mở rộng các thị trường mới, khắc phục những thiếu hụt; khắc phục đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất toàn cầu bằng cách nâng cao, củng cố thương hiệu, chất lượng sản phẩm, phát triển xanh, phát triển số; phối hợp chặt chẽ giữa trong nước với ngoài nước, phối hợp giữa các bộ, ban, ngành với nhau, phối hợp giữa Nhà nước với doanh nghiệp, người dân trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

Các bộ, ngành, doanh nghiệp phải bám sát tình hình, chủ động trong phát triển thương hiệu, xuất khẩu bền vững, thích ứng tình hình, phát huy tối đa hiệu quả nguồn lực của đất nước trong công tác xuất nhập khẩu...

Thương Huyền