Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Chi tiết Thủ tục hành chính

Chi tiết Thủ tục hành chính  
Tên thủ tục Hội nghị giao ban toàn quốc sơ kết một năm thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Lĩnh vực TTHC
Cơ quan giải quyết
Nội dung
Tham dự hội nghị tại điểm cầu Hà Nam có các đồng chí: Nguyễn Như Lâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh; Lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể liên quan; Lãnh đạo các huyện, thành phố...
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Chính phủ
Sau 01 năm thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn cả nước đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Năm 2010, 100% cấp tỉnh/thành, 73% cấp huyện và 49% cấp xã trong cả nước đã thành lập được Ban Chỉ đạo thực hiện đề án; tổ chức dạy nghề cho 21.187 LĐNT; hỗ trợ dạy nghề cho khoảng 345.140 LĐNT, trong đó khoảng 48,6% học các nghề nông nghiệp, 51,4% học các nghề phi nông nghiệp, tỷ lệ có việc làm sau học nghề đạt khoảng 70%.
Tỉnh Hà Nam, trong năm 2010, các cơ sở dạy nghề đã tuyển sinh và đào tạo nghề cho 3.621 LĐNT theo Quyết định 1956/QĐ-TTg, trong đó 571 LĐNT được học các nghề nông nghiệp, 3050 lao động nông thôn khác được học các nghề phi nông nghiệp, với tổng số 132 lớp. Sau khi kết thúc khoá học đa số người lao động được giới thiệu vào làm việc tại các doanh nghiệp hoặc được các cơ sở bao tiêu sản phẩm, một số lao động khác tự tạo việc làm tại địa phương. Tỷ lệ có việc làm sau kết thúc khoá học là 70 - 75%. Đến nay, tỉnh đã thành lập được 05 trung tâm dạy nghề của 05 huyện, lựa chọn 02 mô hình dạy nghề để chỉ đạo điểm là:  Kỹ thuật trồng lúa tại huyện Thanh Liêm và nghề may công nghiệp tại huyện Duy Tiên. Năm 2011, Hà Nam tiếp tục triển khai các mô hình dạy nghề cho LĐNT, nhân rộng mô hình dạy nghề có hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh đạt 34%; hỗ trợ dạy nghề cho khoảng 3.000 LĐNT theo chính sách của đề án, trong đó có ít nhất 70% có việc làm sau đào tạo.
Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân đề nghị: Tiếp tục đẩy mạnh và triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm cho LĐNT; kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý và triển khai thực hiện đề án tới cấp xã; tập trung tổ chức dạy nghề ở các xã điểm xây dựng mô hình nông thôn mới, dạy nghề theo các mô hình thí điểm, tổng kết, rút kinh nghiệm, triển khai nhân rộng các mô hình có hiệu quả; rà soát quy hoạch mạng lưới, đẩy nhanh tiến độ thành lập và đầu tư để tăng cường năng lực dạy nghề cho các cơ sở tham gia đào tạo nghề cho LĐNT; huy động các cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề LĐNT; tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đề án trên địa bàn.
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Hà Nam
Sau hội nghị trực tuyến, đồng chí Nguyễn Như Lâm đề nghị các huyện, thành phốtăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề cho LĐNT; đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề; rà soát các ngành nghề đào tạo và bổ sung các ngành nghề đào tạo cho phù hợp tình hình thực tế ở địa phương; có chính sách hỗ trợ học nghề; đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các cấp các ngành để thực hiện đề án có hiệu quả./.