Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Những thành tựu của ngành KH&CN

Các sở ban ngành Sở Khoa học và Công nghệ  
Những thành tựu của ngành KH&CN

I. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ KHOA HỌC

1. Kết quả triển khai các nhiệm vụ KH&CN cấp Nhà nước

Được sự quan tâm của Bộ KH&CN, từ năm 1997 đến nay, Hà Nam đã có 8 dự án cấp Nhà nước được tổ chức triển khai với kinh phí hỗ trợ từ nguồn sự nghiệp khoa học Trung ương khoảng 4.560 triệu đồng. Trong đó có 6 dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp với tổng kinh phí hỗ trợ là 3.680 triệu đồng, 2 dự án thuộc chương trình công nghệ thông tin với tổng kinh phí hỗ trợ là 880 triệu đồng.

Qua quá trình triển khai các nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước đã thu được một số kết quả: Hình thành các mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống xã hội, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hoá, góp phần nâng cao đời sống vật chất cho các hộ nông dân tham gia dự án nói riêng và các hộ nông dân Hà Nam nói chung; Nâng cao trình độ nhận thức cho các hộ nông dân về áp dụng những tiến bộ KH&CN mới, từng bước thay đổi tư tưởng, tập quán sản xuất manh mún, lạc hậu của bà con nông dân.

2. Kết quả triển khai các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh

Hàng năm, căn cứ định hướng phát triển KH&CN của tỉnh và nhu cầu thực tế của từng đơn vị, từng ngành, UBND tỉnh giao cho đơn vị, ngành chủ trì thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Vì vậy, các kết quả nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ mới vào thực tế sản xuất và cuộc sống thông qua các đề tài, dự án thường có địa chỉ áp dụng, do đó kết quả nghiên cứu sau khi nghiệm thu được duy trì và có khả năng nhân rộng.

Một số doanh nghiệp đã ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giải quyết ô nhiễm môi trường. Một số sở, ngành đã nghiên cứu thành công các đề tài phục vụ cho công tác quản lý, xây dựng kế hoạch, quy hoạch của các ngành và điều tra cơ bản tài nguyên thiên nhiên phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát triển bền vững. Một số đề tài, dự án về điều tra cơ bản đã tạo ra cơ sở khoa học cho việc xây dựng các quy hoạch một số lĩnh vực khác như: “Quy hoạch phát triển KH&CN đến năm 2010 và kế hoạch phát triển KH&CN giai đoạn 2001 -2005”; “Quy hoạch và sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Hà Nam đến năm 2010”; “Quy hoạch sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước ngầm”; “Quy hoạch khoanh vùng tài nguyên khoáng sản chủ yếu làm cơ sở cho việc quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên tỉnh Hà Nam”.

Từ năm 1997 đến năm 2007 có 186 nhiệm vụ cấp tỉnh được phê duyệt. Trong đó có 5 nhiệm vụ lấy kinh phí từ nguồn sự nghiệp kinh tế với số tiền trên 1.500 triệu đồng, 181 nhiệm vụ lấy kinh phí từ nguồn sự nghiệp khoa học của tỉnh với số tiền trên 33.400 triệu đồng. Trong số 186 nhiệm vụ có: 24 đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; 32 dự án về nông lâm nghiệp và thủy sản; 36 dự án về công nghiệp, giao thông, xây dựng, thủy lợi, công nghệ thông tin; 12 dự án về y tế, giáo dục và 94 nhiệm vụ thuộc các lĩnh vực khác. Từ đầu năm 2008 đến nay, tỉnh đã phê duyệt danh mục đợt 1 với 12 nhiệm vụ, hiện nay các nhiệm vụ đang được triển khai (Phụ lục 1)

a) Đối với các nhiệm vụ nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn:

Những năm qua, đã có 24 nhiệm vụ được triển khai với tổng kinh phí đầu tư trên 3.800 triệu đồng. Các nhiệm vụ đã tập trung nghiên cứu, sưu tầm các tư liệu lịch sử, văn hoá, xã hội và con người Hà Nam nhằm khai thác bản sắc văn hoá dân tộc, truyền thống quê hương, đồng thời làm tư liệu cho các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài tỉnh sử dụng. Nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH - HĐH), đổi mới thủ tục hành chính, khuyến khích thu hút đầu tư và giải quyết các vấn đề xã hội có tính bức xúc.

Yêu cầu chủ yếu đặt ra đối với nhiệm vụ nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn là cung cấp các căn cứ khoa học cho việc hoạch định các chủ trương, các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của từng ngành phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước và điều kiện cụ thể của Hà Nam:

- Các đề tài nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của Đảng, chính quyền trong thời kỳ thực hiện CNH - HĐH:

Tăng cường công tác chính trị, tư tưởng trong các trường học; Những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thôn, xóm, xã trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH; Nâng cao chất lượng hiệu quả nhiệm vụ kiểm tra Đảng viên và tổ chức Đảng khi có dấu hiệu vi phạm; Công tác dân vận ở những nơi có đồng bào theo đạo công giáo; Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

- Các đề tài nghiên cứu về lịch sử, văn hoá - xã hội:

Tuyên truyền phòng chống ma tuý học đường; Tổ chức, hoạt động công đoàn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; Nghiên cứu và tính chỉ số phát triển con người; Nghiên cứu các danh nhân lịch sử văn hoá của tỉnh; Điều tra khảo sát lịch sử trung cổ đại và di tích Hà Nam, sưu tầm, biên soạn và xuất bản Địa chí Hà Nam.

- Các đề tài nghiên cứu về an ninh, quốc phòng:

 Tổ chức lực lượng vũ trang địa phương tham gia phòng chống lụt bão và xử lý sự cố lũ lụt vùng phân lũ quốc gia (khu vực hữu sông Đáy) tỉnh Hà Nam; Hà Nam kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giai đoạn 1945 - 1975 và giai đoạn 1975 đến năm 2000; Lịch sử Công an nhân dân tỉnh Hà Nam và xây dựng mô hình phát triển phong trào an ninh nông thôn trong tình hình mới.

b) Đối với các nhiệm vụ công nghiệp, xây dựng giao thông, thủy lợi, và công nghệ thông tin:

Với 34 dự án, đề tài có tổng kinh phí đầu tư gần 7.500 triệu đồng. Các dự án về công nghiệp và xây dựng cơ bản như:

- Dự án Xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm ruột nồi cơm điện bằng gốm son tại Hợp tác xã (HTX) gốm Quyết Thành.

Đến nay, HTX đã tổ chức sản xuất thử nghiệm được 250 sản phẩm ruột nồi cơm điện, 500 sản phẩm ruột nồi kho thực phẩm loại f240 x H145 x D5 và f 220 x  H 95 x D5. Những sản phẩm của HTX sản xuất đang được chào bán tại thị trường trong và ngoài tỉnh và các hội chợ, được khách hàng ưa chuộng.

- Dự án Xây dựng mô hình xử lý khí thải lò gạch thủ công tại Công ty Cổ phần gạch Lý Nhân để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Kết quả mô hình là cơ sở để Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu đề xuất các giải pháp về bảo vệ môi trường đối với các lò gạch thủ công trên toàn tỉnh.

- Dự án Lập lưới khống chế toạ độ, độ cao, lập bản đồ địa hình thành phố Phủ Lý:

Hiện đã lập được 312 mốc tọa độ, độ cao và lập bản đồ địa hình cho 3.000 m2 khu vực nội thành. Kết quả này giúp cho sở Xây dựng và UBND thành phố Phủ Lý quản lý xây dựng và quy hoạch xây dựng đô thị, thành phố Phủ Lý đến năm 2010, 2020.

- Dự án Hoàn thiện mô hình ứng dụng công nghệ Biogas của Trung Quốc quy mô hộ gia đình tại xã Vũ Bản, huyện Bình Lục:

 Xây dựng và bàn giao 20 hầm biogas cho các hộ tham gia dự án, trong đó có 19 hầm loại 10 m3, 1 hầm loại 20 m3 phát điện công suất đạt 1,2 Kw/h. Hiện nay các hầm đạt từ 10 - 16 kg gas.

- Các dự án về công nghệ thông tin (CNTT) đã được các sở, ngành triển khai kịp thời, phục vụ tốt công tác quản lý, đào tạo và nâng cao trình độ về  CNTT cho cán bộ, công chức và lao động trên địa bàn toàn tỉnh.

Việc ứng dụng CNTT có tầm quan trọng đặc biệt và có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam. Đến nay đã xây dựng và triển khai chương trình ứng dụng CNTT tại Văn phòng UBND tỉnh, các cơ quan Đảng và một số sở, ngành. Triển khai chương trình CNTT theo đề án 112 của Văn phòng Chính phủ. Tổ chức đào tạo về CNTT cho trên 2.000 cán bộ, công chức, viên chức và người sử dụng. Tạo cơ sở hạ tầng đủ để tiếp thu và ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao trình độ quản lý, trình độ công nghệ trong các ngành sản xuất, dịch vụ, hiện đại hoá công nghệ truyền thống, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ trên thị trường trong nước và ngoài nước.

Ngành Thông tin và Truyền thông đã từng bước hiện đại hoá hệ thống phát thanh, truyền hình và sử dụng có hiệu quả CNTT trong quản lý dữ liệu của nhiều lĩnh vực. Mạng Internet được hình thành với hàng nghìn thuê bao và hàng trăm điểm truy cập công cộng.

c) Đối với lĩnh vực  nông, lâm nghiệp và thủy sản:

Đến nay có 32 dự án đã được phê duyệt với tổng số tiền gần 13.000 triệu đồng. Ngành nông nghiệp đã nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất giống lúa bố, mẹ phục vụ sản xuất hạt lai F1 của tỉnh Hà Nam, đã tổ chức sản xuất và chủ động về giống lúa lai của một số tổ hợp lúa lai; Tiếp nhận và làm chủ được quy trình sản xuất thử nghiệm sinh sản nhân tạo, xây dựng mô hình ương nuôi cá giống, cá thịt một số loại cá nước ngọt tại trại cá Tiên Hiệp huyện Duy Tiên, góp phần cung cấp cá giống cho các hộ tham gia dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên vùng ruộng trũng của tỉnh với giá thành hạ và chất lượng tốt, đáp ứng kịp thời nhu cầu của nhân dân trong tỉnh về số lượng, chất lượng giống và thời vụ; Áp dụng có hiệu quả các kỹ thuật mới về nuôi thuỷ đặc sản trong các mô hình sản xuất kiểu trang trại lúa - cá - tôm càng xanh, lúa - cá chim trắng theo hình thức bán thâm canh.

Nghiên cứu xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN mới. Thông qua các mô hình tổng kết, rút ra những kết luận có tính khoa học và thực tiễn, đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân tiếp thu các tiến bộ khoa học -  kỹ thuật mới vào sản xuất và đời sống để nhân rộng mô hình, tạo động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cụ thể như sau: Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hạt lúa lai của tổ hợp Bắc ưu 64, Bắc ưu 903 và xây dựng 9 mô hình sản xuất lúa lai F1 tại các HTX dịch vụ nông nghiệp: Mai Lương, Bình Minh, Bồ Đề (huyện Bình Lục), Thanh Tâm, Thanh Lưu (huyện Thanh Liêm), Nhân Mỹ, Nhân Khang (huyện Lý Nhân), Yên Bắc (huyện Duy Tiên) và Trại giống lúa Đồng Văn. Hàng năm, các vùng tổ chức sản xuất và cung cấp cho Công ty giống hàng trăm tấn giống lúa lai F1, giá thành hạ, chất lượng không thua kém nhập ngoại. Nghiên cứu và hoàn thiện được công nghệ sản xuất hạt giống lúa bố mẹ (BOA) loại giống Bắc ưu 64 phục vụ nhu cầu sản xuất giống lúa lai F1 của tỉnh.

Xây dựng được các vùng sản xuất giống lúa thuần chủng, giống lúa xác nhận phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng canh tác của tỉnh, đồng thời nâng cao được nhận thức của nhân dân trong việc thay thế bằng các giống lúa sạch bệnh, năng suất cao, chất lượng tốt.

Xây dựng phòng nuôi cây mô tế bào thực vật để bảo tồn và nhân nhanh các giống cây quý hiếm, sạch bệnh của tỉnh và các tỉnh khác trong vùng.

Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sinh sản nhân tạo giống, ươm nuôi các giống cá thịt, cá chim trắng và cá trắm đen.

Xây dựng được 47 mô hình ứng dụng KH&CN về lúa - cá - cây tại các huyện, thành phố, chuyển đổi có hiệu quả 996 ha đất vùng trũng, đưa giá trị thu nhấp trên 1 đơn vị diện tích từ 12 - 15 triệu/ha/năm lên 35 - 40 triệu/ha/năm, có hộ đạt trên 60 triệu/ha/năm.

Xây dựng được 3 mô hình ứng dụng KH&CN mới nhằm phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ của tỉnh: Mô hình trồng giống dâu mới VH9; Khôi phục và nâng cấp Trung tâm Giống dâu, tằm tơ của tỉnh và mô hình ươm tơ cơ khí cải tiến quy mô hộ gia định, từ đó khuyến khích và phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ của tỉnh.

Xây dựng được các mô hình: Lúa - cá chim trắng - cây, Lúa - tôm càng xanh - vật nuôi theo hình thức quảng canh có hiệu quả trên vùng đất trũng ven đồi. Mô hình Lúa - Cá chim trắng, Lúa - Tôm càng xanh theo hình thức bán thâm canh tại các vùng trũng, sản lượng tôm càng xanh đạt 1.000 - 1.500 kg/ha, Cá chim trắng đạt 15.000 kg/ha. Các kết quả này góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thực hiện Nghị quyết 03 của Tỉnh uỷ.

d) Các nhiệm vụ về lĩnh vực giáo dục và y tế:

Đến nay có 12 nhiệm vụ đã được triển khai với tổng số kinh phí trên 2.000 triệu đồng. Trong đó có các đề tài, dự án: Xây dựng các mô hình về chăm sóc sức khoẻ nhân dân; Phòng chống lao tại cộng đồng; Phòng chống các bệnh dịch lây qua đường tiêu hoá dựa vào cộng đồng; Tuyên truyền, phòng chống ma tuý học đường; Điều trị cắt cơn đói ma tuý bằng châm cứu.

- Đề tài Nghiên cứu, đánh giá hội chứng chuyển hoá, đề xuất một số biện pháp dự phòng và điều trị ở cán bộ, công chức tỉnh Hà Nam: trên cơ sở điều tra, khám sức khoẻ cho 700 cán bộ, công chức, từ đó đề xuất các giải pháp giải quyết tăng cường sức khoẻ đối với cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Hà Nam.

- Đề tài Nghiên cứu ứng dụng và phát triển phẫu thuật mổ nội soi ổ bụng, tiết niệu, phụ khoa tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh: đã giúp cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp thu kỹ thuật mới, đồng thời đào tạo nâng cao trình độ cho các bác sỹ trong điều trị bằng kỹ thuật mổ nội soi.

- Đề tài Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ điều trị cắt cơn đói ma tuý điều trị tại Trung tâm Bảo trợ xã hội và 2 xã thuộc huyện Duy Tiên và huyện Bình Lục của Hội Châm cứu Đông y tỉnh. Kết quả đã đào tạo, tập huấn cho 19 cán bộ của Hội và các cán bộ y tế các huyện về kỹ thuật điện châm hỗ trợ cai nghiện ma tuý tại Bệnh viện châm cứu Trung ương, đào tạo tập huấn tại tỉnh cho 38 cán bộ y tế thuộc Trung tâm Bảo trợ xã hội, văn phòng Tỉnh hội và trạm y tế xã. Đã điều trị được 9 bệnh nhân. Tổ chức triển khai tại các mô hình điểm được 120 đối tượng, trong đó: Tại xã Đọi Sơn huyện Duy Tiên và xã An Đổ huyện Bình Lục điều trị cắt cơn thành công cho 16 đối tượng nghiện ma tuý tự nguyện và đang tiếp tục điều trị cho các bệnh nhân khác; Tại phòng chẩn trị của Tỉnh hội điều trị được 55 bệnh nhân (có 91% đạt kết quả là cai nghiện); Tại Trung tâm bảo trợ xã hội điều trị thành công cho 49 bệnh nhân.

- Đề tài Bệnh viêm não Nhật Bản, thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả can thiệp phòng bệnh tại Hà Nam: đã tiến hành điều tra đánh giá thực trạng bệnh viêm não Nhật Bản (VNNB) và hiệu quả tiêm phòng vắc xin cho 110 ca từ năm 2001 - 2005, điều tra tiến cứu 40 mẫu máu các bệnh nhân VNNB lâm sàng tại các bệnh viện năm 2006- 2007. Đánh giá mức độ tồn lưu kháng thể vi rút VNNB sau tiêm vắc xin ở 300 mẫu máu của trẻ em dưới 15 tuổi. Điều tra tại 3 xã: Tân Sơn (Kim Bảng), Hưng Công (Bình Lục) và Liêm Chính (Phủ Lý)  kháng thể  vi rút VNNB ở quẩn thể lợn với 750 mẫu máu lợn để xét nghiệm tìm kháng thể kháng VNNB. Điều tra và phân lập vi rút ở 32.000 con muỗi để xác định các chỉ số muỗi véc tơ truyền vi rút VNNB, phân lập tìm vi rút VNNB. Hiện nay các mẫu được bảo quản và xét nghiệm tại Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương.

- Đề tài Xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Hà Nam từ nay đến 2010 và định hướng 2020: đã hoàn thành công tác điều tra, tổng hợp, xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực. Đã tổ chức hội thảo theo từng chuyên đề, hiện nay đang tổng hợp, biên tập báo cáo kết quả đề tài.

e) Các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực khác:

Đến nay có 84 nhiệm vụ đã được phê duyệt và triển khai với tổng kinh phí gần 8.800 triệu đồng. Các nhiệm vụ tập trung vào các lĩnh vực xây dựng và ban hành một số cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế xã hội:

Các nhiệm vụ về xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách về khuyến khích thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Xây dựng bộ tài liệu quảng bá tiềm năng cho các nhà đầu tư; Quy định về đầu tư xây dựng và quản lý cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp huyện, thành phố và cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề xã; Quy định về trình tự, thẩm quyền, thời gian giải quyết các thủ tục hành chính đầu tư và cơ chế “một đầu mối”; Xây dựng hệ thống các bản đồ quy hoạch giới thiệu cho các nhà đầu tư; Quy định khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp, quy chế quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam; Xây dựng quy chế lập, quản lý và sử dụng quỹ khuyến công; Xây dựng tiêu chí làng nghề, tiêu chí nghệ nhân và quy định công nhận làng nghề.

Các nhiệm vụ về xây dựng các quy định khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội: Xây dựng quy định về việc thành lập, sử dụng và quản lý quỹ hỗ trợ xuất khẩu, thưởng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Nam; Cơ chế hỗ trợ để gắn việc đào tạo với sử dụng lao động trong tỉnh giữa các doanh nghiệp và các cơ sở dạy nghề của tỉnh; Quy chế vận động, quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ của nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Nam; Quy định hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm; Quy định hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 và tham gia giải thưởng chất lượng Việt Nam; Cơ chế chính sách thu hút, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi trên các lĩnh vực.

Các đề án: Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX Dịch vụ nông nghiệp; Phát triển cây trồng hàng hoá tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006 -2010;  Phát triển chăn nuôi thuỷ sản tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006 - 2010; Phát triển nước sạch nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006 - 2010; Phát triển ngành nghề giai đoạn 2006 - 2010; Bảo vệ môi trường giai đoạn 2006 - 2010.

Các chương trình: Phát triển nông nghiệp - nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006 - 2010; Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thời kỳ 2006 - 2010; Phát triển thương mại - du lịch giai đoạn 2006 - 2010; Cải cách hành chính giai đoạn 2006 - 2010.

Kết quả triển khai các đề tài, dự án KH&CN đã thực sự là động lực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam, góp phần to lớn nâng cao năng suất, nâng cao đời sống cho nhân dân, giữ vững ổn định an ninh, chính trị tại địa phương, thúc đẩy qúa trình CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn. Từng bước thay đổi tập quán canh tác truyền thống, lạc hậu, manh mún, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân. Thông qua việc triển khai dự án đã tạo môi liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý). Thông qua các mô hình các cán bộ kỹ thuật của các đơn vị nắm bắt và làm chủ được các tiến bộ kỹ thuật mới, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sản xuất và kinh doanh phát triển. Các hộ dân được đào tạo, tập huấn kiến thức khoa học kỹ thuật mới, từ đó nhận thức của nhân dân được nâng lên, từng bước thay đổi tư tưởng, tập quán sản xuất manh mún, lạc hậu, đời sống được cải thiện.

II. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ VÀ AN TOÀN BỨC XẠ

1. Về quản lý công nghệ

- Tham mưu giúp Giám đốc Sở xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành văn bản “Quy định về thẩm định công nghệ và quản lý chuyển giao công nghệ các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Nam”.

- Thẩm định công nghệ 100% các dự án đầu tư kinh phí do Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban Quản lý các khu công nghiệp đề nghị thẩm định.

- Xây dựng báo cáo về công tác thẩm định công nghệ hàng năm cho Vụ Thẩm định, giám định công nghệ.

- Hướng dẫn, tổ chức các doanh nghiệp trên địa tỉnh tham gia các Hội chợ Công nghệ và Thiết bị tại các tỉnh, thành phố.

- Năm 2007 đã thực hiện điều tra công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bà, đã khảo sát đánh giá thực trạng về công nghệ của 100 đơn vị. Qua số liệu điều tra tổ chức xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về công nghệ trên địa bàn tỉnh phục vụ cho công tác quản lý.

- Tham gia Hội đồng thẩm định đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư do Sở Tài nguyên và Môi trường mời tham gia.

- Tổ chức kiểm tra hiệu quả của các dự án sau đầu tư công nghệ.

2. Về quản lý an toàn bức xạ

- Nghiên cứu, đề xuất để Giám đốc Sở trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành văn bản “Quy định về An toàn và Kiểm soát bức xạ trên địa bàn tỉnh”. Văn bản này cụ thể hoá chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước về an toàn bức xạ hạt nhân.

- Thống kê định kỳ các nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, nhân viên bức xạ tại địa phương.

- Phối hợp với Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, hạt nhân, Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân tổ chức các lớp đào tạo và tập huấn về an toàn bức xạ và kiểm soát bức xạ cho các cán bộ quản lý và nhân viên bức xạ.

- Tổ chức thẩm định an toàn bức xạ, tham mưu cho Giám đốc Sở cấp giấy phép sử dụng thiết bị phát tia X trong y tế cho 16 cơ sở bức xạ. Tham gia đoàn thẩm định an toàn bức xạ của Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, hạt nhân cấp giấy phép hoạt động của 6 cơ sở bức xạ trong công nghiệp.

- Lập báo cáo định kỳ, hàng năm về tình hình an toàn và kiểm soát bức xạ của phương gửi Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, hạt nhân.

3. Về hoạt động khoa học công nghệ cấp huyện, thành phố

- Đôn đốc các Phòng Công thương các huyện, thành phố triển khai các hoạt động khoa học công nghệ chuyên ngành như: hoạt động tham mưu cho Hội đồng KHCN; hoạt động tuyên truyền; hoạt động của các trạm cân đối chứng…

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 10 trạm cân đối chứng đi vào hoạt động góp phần bảo vệ cho người tiêu dùng.

III. HOẠT ĐỘNG THANH TRA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Trong thời gian từ năm 1997 đến nay, Thanh tra Khoa học công nghệ và Môi trường đã thanh, kiểm tra hoặc phối hợp với Thanh tra Sở Y tế, Công an tỉnh, Chi cục Quản lý thị trường triển khai các hoạt động:

- Thanh tra 3.469 cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Số cơ sở vi phạm pháp luật dưới mọi hình thức là: 929 cơ sở đã bị xử phạt theo quy định của Nhà nước, trong đó: phạt cảnh cáo: 800 cơ sở, phạt tiền: 129 cơ sở với tổng số tiền là 46.400.000 đồng nộp vào kho bạc Nhà nước, xử lý bồi thường do ảnh hưởng môi trường là 205 triệu đồng.

- Tham gia xử lý 6 vụ sản xuất, kinh doanh hàng giả, đã đưa ra truy tố trước pháp luật 2 vụ, phạt tiền 20 triệu đồng.

- Về sở hữu công nghiệ: Thanh tra khoa học công nghệ đã xử lý đóng cửa cơ sở sản xuất lốp xe đạp thồ nhãn hiệu VQ tại thành phố Phủ Lý và dây chuyền sản xuất băng vệ sinh của Công ty TNHH Minh Thuý.

- Hàng hoá kinh doanh có điều kiện: Xử phạt cảnh cáo, phạt tiền 38 cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và tịch thu đưa đi tiêu huỷ 1140 kg thuốc bảo vệ thực vật quá hạn, mất nhãn hiệu, thuốc nhập lậu trị giá trên 35 triệu đồng.

Cụ thể:

- Năm 1997: Thanh tra 109 cơ sở, xử phạt vi phạm hành chính 5 cơ sở, trong đó phạt cảnh cáo 2 cơ sở, phạt tiền 3 cơ sở với tổng số tiền là 2.750.000 đồng nộp vào kho bạc Nhà nước.

- Năm 1998: Thanh tra 289 cơ sở, trong đó phạt cảnh cáo 13 cơ sở.

- Năm 1999: Thanh tra 241 cơ sở, xử phạt vi phạm hành chính 30 cơ sở, trong đó phạt cảnh cáo 18 cơ sở, phạt tiền 12 cơ sở với tổng số tiền là 1.950.000 đồng nộp vào kho bạc Nhà nước.

- Năm 2000: Thanh tra 10 cơ sở, trong đó bảo vệ môi trường 107 cơ sở, sở hữu công nghiệp 2 cơ sở, đo lường chất lượng hàng hoá 101 cơ sở. Tổng số cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chình là 25 cơ sở, trong đó phạt cảnh cáo 16 cơ sở, phạt tiền 9 cơ sở với tổng số tiền là 4.300.000 đồng nộp vào kho bạc Nhà nước.

- Năm 2001: Thanh tra 106 cơ sở, trong đó bảo vệ môi trường 33 cơ sở, đo lường 55 cơ sở, an toàn bức xạ 15 cơ sở và sở hữu công nghiệp 3 cơ sở, phạt cảnh cáo 13 cơ sở.

- Năm 2002: Thanh tra 94 cơ sở, trong đó xử phạt vi phạm hành chính với hình thức cảnh cáo là 18 cơ sở.

- Năm 2003: Thanh tra 141 cơ sở, trong đó bảo vệ môi trường 46 cơ sở, đo lường chất lượng 82 cơ sở và an toàn bức xạ 13 cơ sở. Xử phạt vi phạm hành chính 25 cơ sở. Trong đó, phạt cảnh cáo là 17 cơ sở, phạt tiền 8 cơ sở với tổng số tiền là 3.700.000 đồng nộp vào kho bạc Nhà nước.

- Năm 2004: Thanh tra 150 cơ sở, trong đó đo lường chất lượng là 145 cơ sở, sở hữu công nghiệp 3 cơ sở và đề tài dự án 2 cơ sở. Xử phạt vi phạm hành chính 43 cơ sở, trong đó phạt cảnh cáo 31 cơ sở, phạt tiền 12 cơ sở với tổng số tiền phạt là 3.600.000 đồng nộp vào kho bạc Nhà nước.

- Năm 2005: Thanh tra 65 cơ sở, trong đó đo lường chất lượng 58 cơ sở, an toàn bức xạ 7 cơ sở. Xử phạt vi phạm hành chính 18 cơ sở trong đó phạt cảnh cáo 15 cơ sở, phạt tiền 3 cơ sở với tổng số tiền là 1.500.000 đồng  nộp vào kho bạc Nhà nước.

- Năm 2006: Thanh tra 77 cơ sở, xử phạt vi phạm hành chính 22 cơ sở, trong đó phạt cảnh cáo 15 cơ sở, phạt tiền 7 cơ sở với tổng số tiền phạt là 5.000.000 đồng nộp vào kho bạc Nhà nước.

- Năm 2007: Thanh tra 112 cơ sở, đo lường chất lượng 77 cơ sở, an toàn và kiểm soát bức xạ 17 cơ sở. Xử phạt vi phạm hành chính 27 cơ sở, trong đó phạt cảnh cáo 19 cơ sở, phạt tiền 08 cơ sở với tổng số tiền phạt là 5.100.000 đồng nộp vào kho bạc Nhà nước.

- Năm 2008: Thanh tra 58, đo lường chất lượng 52 cơ sở, an toàn bức xạ 16 cơ sở. Xử phạt vi phạm hành chính 20 cơ sở trong đó phạt cảnh cáo là 9 cơ sở, phạt tiền 11 cơ sở với tổng số tiền 7.000.000 đồng nộp vào kho bạc Nhà nước.

Ngoài ra, từ năm 1997 đến nay, Thanh tra Sở đã nhận và giải quyết 67 đơn thư của công dân. Các đơn thư của công dân tố cáo  việc vi phạm Luật Môi trường, Pháp lệnh Đo lường, Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá và Luật Sở hữu trí tuệ. Thanh tra đã giải quyết gọn các đơn thư trong thời gian 20 đến 30 ngày, cá biệt có đơn thư giải quyết nhiều lần trong thời gian 3 tháng. 100% số đơn được giải quyết đúng quy định của pháp luật, không có đơn khiếu nại về kết luận xử lý của Thanh tra.

IV. HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ - THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

1. Hoạt động thông tin khoa học công nghệ

Nhận thức rõ về vai trò và tầm quan trọng của công tác thông tin tuyên truyền phổ cập kiến thức khoa học, công nghệ nhằm phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và cung cấp thông tin mới phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh, từ năm 1997 đến nay, hoạt động thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh luôn được lãnh đạo sở quan tâm tạo điều kiện.

Trên cơ sở đó, công tác thông tin, tuyên truyền về các hoạt động khoa học và công nghệ đã được tổ chức thực hiện dưới nhiều hình thức phong phú như: báo hình, báo nói, báo viết thông qua các chuyên mục KH&CN phát trên Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Hà Nam; các Tập san Thông tin KH&CN và các bản tin Kinh tế, Khoa học và Công nghệ... Cụ thể:

Từ năm 1997 đến nay, Sở KH&CN đã phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nam thực hiện được hơn 70 chuyên mục truyền hình tuyên truyền về các hoạt động nghiên cứu khoa học, phổ biến kiến thức khoa học công nghệ và các hoạt động chuyên ngành: tiêu chuẩn đo lường chất lượng, quản lý công nghệ, an toàn bức xạ, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ…

Từ năm 2005, Sở KH&CN phối hợp với Báo Hà Nam tổ chức xây dựng chuyên mục KH&CN. Đến nay, đã có hàng chục tin, bài viết và ảnh phản ánh hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh được đăng tải trên báo Hà Nam.

Ngay từ năm 1997, Sở đã tổ chức phát hành định kỳ 3 tháng/1 số tập san Thông tin Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Thông tin Khoa học và Công nghệ); mỗi tháng phát hành 2 bản tin Kinh tế, Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bản tin Kinh tế, Khoa học và Công nghệ). Như vậy, đến nay đã xuất bản được 43 tập san Thông tin KH&CN với số lượng 17.200 cuốn và xuất bản 260 Bản tin Kinh tế, KH&CN phục vụ lãnh đạo và cán bộ KHCN với số lượng hơn 19.000 cuốn. Nội dung của Tập san Thông tin KH&CN và Bản tin ngoài phần giới thiệu, phổ biến các văn bản của Nhà nước và của tỉnh về KH&CN, còn có các chuyên các mục: nghiên cứu trao đổi, phổ biến khoa học - kỹ thuật, khoa học và đời sống, khoa học xã hội và nhân văn, trang tin hoạt KH&CN trên địa bàn tỉnh. Các tin, bài đã phản ánh trung thực, khách quan tình hình phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ, nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý và điều hành của lãnh đạo tỉnh; phổ biến kịp thời những gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến, những mô hình sản xuất  có hiệu quả; những kỹ thuật, quy trình, công nghệ mới phục vụ sản xuất nông nghiệp đã được chuyển tải kịp thời đến với người dân tỉnh nhà.

Hàng năm, Sở KH&CN còn phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất bản lịch khoa học công nghệ và nông nghiệp nông thôn, nhằm phổ biến những tiến bộ, kỹ thuật mới, quy trình sản xuất, lịch thời vụ… đến với người nông dân trong tỉnh.

Năm 2002, Sở KH&CN đã phát hành Kỷ yếu ngành Khoa học và Công nghệ giai đoạn 1997 - 2002.

2. Hoạt động Sở hữu trí tuệ

Sở KH&CN Hà Nam là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về KH&CN ở địa phương. Những năm qua, Sở đã bám sát nhiệm vụ được giao tiến hành tổ chức tuyên truyền các văn bản pháp luật về sở hữu công nghiệp do Chính phủ, Bộ KH&CN và của tỉnh ban hành tới tất cả các đơn vị, cá nhân có liên quan.

Ngoài ra, Sở còn phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức tại Sở nhiều lớp tập huấn kiến thức về sở hữu công nghiệp cho cán bộ, công chức của sở, cán bộ phụ trách về khoa học và công nghệ các huyện, thị xã, đại diện các Sở, ban ngành, đoàn thể của tỉnh và lãnh đạo, cán bộ phụ trách về sở hữu công nghiệp của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Hà Nam.

Phối hợp với các cơ quan hữu quan xử lý kịp thời và dứt điểm 3 vụ việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Số lượng doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Hà Nam được hướng dẫn đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp cho sản phẩm, dịch vụ của mình ngày một tăng. Mỗi năm, Sở KH&CN Hà Nam tư vấn, hướng dẫn cho trên 10 lượt tổ chức, cá nhân làm các thủ tục để được đăng ký, xác lập quyền sở hữu công nghiệp.

Theo thống kê, đến hết tháng 3 năm 2008, toàn tỉnh đã có 112 đối tượng sở hữu công nghiệp được cấp văn bằng, trong đó có 96 nhãn hiệu và 16 kiểu dáng công nghiệp. Ngoài ra, còn có 15 đối tượng sở hữu công nghiệp được chuyển giao thông qua các hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.

Đến nay, sản phẩm chuối ngự Đại Hoàng đang được triển khai đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý. UBND giao cho UBND huyện Lý Nhân làm chủ đơn đăng ký.

V. HOẠT ĐỘNG TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là đơn vị trực thuộc Sở KH&CN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Tiêu chuẩn, Đo lường, Chất lượng và điểm thông báo hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) tại địa phương. Từ năm 1997 đến năm 2008, Chi cục đã thực hiện có hiệu quả về công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý tại địa phương theo lĩnh vực được phân, góp một phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương:

1. Công tác tiêu chuẩn

 Đảm bảo có đủ tiêu chuẩn phục vụ cho lĩnh vực quản lý chất lượng hàng hóa đã dược phân công, hướng dẫn nhiều doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và các tiêu chuẩn về đo lường, kiểm nghiệm, kiểm định…

2. Công tác chất lượng

Thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa theo từng thời kỳ do pháp lệnh chất lượng hàng hóa và luật chất lượng quy định như: đăng ký chất lượng, công bố tiêu chuẩn chất lượng, công bố hợp chuẩn, hợp quy; tích cực vận động các cơ sở tham gia xây dựng hệ thống quản lý chất lượng như: ISO 9000, HACCP, GMP, TQM, ISO 14000… vận động các doanh nghiệp tham gia GTCLVN;

3. Công tác đo lường, kiểm nghiệm

Đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý đo lường; lĩnh vực kiểm định, kiểm nghiệm được mở rộng, được trang bị chuẩn, thiết bị có độ chính xác cao… và cơ sở vật chất được tăng cường; đảm bảo phép đo, kiểm đạt độ chính xác cần thiết…

4. Công tác TBT:

Mới được bổ sung nhiệm vụ từ 2006, đang được cập nhật cơ sở dữ liệu, văn bản, quy chuẩn, tiêu chuẩn sẵn sàng cho công tác hỏi và đáp của doanh nghiệp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại. (Xem tài liệu đính kèm)

VI. CÔNG TÁC ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ KIỂM ĐỊNH, KIỂM NGHIỆM

1. Công tác ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ

- Đã triển khai thực hiện dự án: Sản xuất hoa theo phương pháp công nghệ cao trong nhà lưới.

- Phối hợp với Viện Công nghệ Môi trường - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện dự án “Xây dựng mô hình sản xuất chế phẩm vi sinh vật xử lý chất thải chăn nuôi gia súc ở tỉnh Hà Nam”.

- Triển khai dự án nông thôn miền núi: “Xây dựng mô hình phát triển một số cây trồng mới có giá trị kinh tế cao trên đất đồi thuộc hai huyện Kim Bảng và Thanh Liêm tỉnh Hà Nam”.

- Xây dựng đề cương đề tài: “Xây dựng mô hình xử lý chất thải làng nghề rũa An Đổ Bình Lục tỉnh Hà Nam”.

2. Công tác kiểm định, kiểm nghiệm

Được thành lập năm 2005, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học công nghệ và Kiểm định, Kiểm nghiệm đã thực hiện có hiệu quả công tác kiểm định và kiểm nghiệm. Kết quả, từ năm 2005 đến nay, Trung tâm đã kiểm định được trên 92.000 phương tiện đo các loại. Trong đó: Công tơ điện 1 pha: 84.000 chiếc,  công tơ điện 3 pha: 1.756 chiếc, cân các loại: 797 chiếc, 788 cột đo xăng dầu và 2.670 thiết bị khác. Ngoài ra, trung tâm còn thực hiện việc kiểm nghiệm được 1.530 mẫu các loại.

VII. CÁC SẢN PHẨM, DÂY CHUYỀN MỚI CÓ ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA CÁC ĐƠN VỊ TRONG TỈNH

STT

Tên đơn vị

Tên sản phẩm, dây chuyền

Công ty xi măng Bút Sơn

Dây chuyền sản xuất xi măng lò quay, phương pháp khô.

Công ty xi măng 77

Dây chuyền sản xuất xi măng lò quay

Công ty cổ phần xi măng Kiện Khê

Dây chuyền sản xuất xi măng lò quay

Công ty Cổ phần xi măng Hoàng Long

Dây chuyền sản xuất xi măng lò quay

Công ty cổ phần cơ giới, lắp ráp máy và xây dựng Vimexco

Dây chuyền công nghệ nghiền sàng đá Keo San - Hàn Quốc

Chi nhánh công ty cổ phần vật tư thiết bị Alpha

Công nghệ sản xuất đá xẻ trang trí

Công ty TNHH 1 thành viên nhựa Đông Á

Công nghệ sản xuất thanh Propile, hạt Hi - flex

Công ty TNHH sản xuất Đức Phú

Công nghệ sản xuất kết cấu thép

Công ty TNHH Trung Thành

Công nghệ sản xuất muối tinh bằng phương pháp nghiền rửa thuỷ lực

Công ty Cổ phần bia Sài Gòn - Hà Nam

Công nghệ sản xuất nước giải khát bia kiểu lên men kín cục bộ

Công ty Mây tre xuất khẩu Ngọc Động

Dây chuyền bổ tre và ép tre công nghiệp (phẳng và định hình)

Điện lực Hà Nam

Công nghệ CDMA (Viễn thông điện lực)

Tin liên quan